Không “tham” dự án lớn

Không “tham” dự án lớn
TP - Đại diện của Bộ Thông tin truyền thông (TTTT) cho biết việc xây dựng Chính phủ sẽ tập trung vào các dự án nhỏ với sự đầu tư thỏa đáng, giám sát chặt chẽ và công khai kết quả, tránh lặp lại “vết xe đổ” 112.

Ngày 20/3, trong buổi tham vấn về Phát triển chính phủ điện tử ở Việt Nam diễn ra tại Hà Nội.

Không “tham” dự án lớn ảnh 1
Các chuyên gia đã đóng góp nhiều ý kiến cho việc xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam. Ảnh: Mỹ Hằng

Nhiều kinh nghiệm quý giá khác về xây dựng chính phủ điện tử cũng được các chuyên gia CNTT hàng đầu đến từ các bộ, ngành trong nước và các tập đoàn, công ty đa quốc gia nước ngoài chia sẻ

Mr Russell Craig, đại diện tập đoàn Cisco, khuyến cáo Việt Nam không nên sa đà vào việc thiết kế các dự án lớn mà nên chia ra thành các mục đích nhỏ để thực hiện.

Chẳng hạn, nên tập trung xây dựng và thực hiện tốt các mô hình điểm. Giám sát chặt chẽ và đánh giá kết quả của các mô hình này qua từng giai đoạn. Song song là các dự án đầu tư kỹ năng quản lý dự án, cán bộ quản lý dự án, v.v…

“Chúng ta nên tránh những dự án quá lớn, vì quá lớn thì thường thất bại, cũng không thể tự làm tất cả mà phải có sự đánh giá từ bên ngoài. Phải có sự phối kết hợp giữa Bộ TTTT và các bộ, ngành khác. Làm thế nào để Bộ TTTT thể hiện được vai trò điều phối của mình và có sự liên hết chặt chẽ, đồng thuận với các bộ khác.” – Ông  Russell nói.

Đại diện đến từ Trygin Technologies (Ấn Độ) cũng chia sẻ quan điểm này trên cơ sở Ấn Độ hiện đang áp dụng chính phủ điện tử khá thành công và hai nước Việt Nam, Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng về kinh tế. Ông Devajoy Choudhury nói, việc thiết kế các dự án chính phủ điện tử càng đơn giản bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

Một trong những tham vấn được chú ý đến từ đại diện của Cisco. Ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc Kỹ thuật Cisco, cho biết, theo đề án quy hoạch của chính phủ Việt Nam đến năm 2020, 460.000 ha đất sẽ trở thành đô thị. Tổng kinh phí để thực hiện dự án này là 200 tỷ USD.

Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Ứng dụng CNTT, Bộ TTTT, cho biết, mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử trong năm 2008 là tất cả các tình, thành phố đều có hệ thống thư điện tử (100% cán bộ nhà nước có địa chỉ mail); xây dựng và thực hiện văn phòng điện tử (e-office) ở tất cả các địa phương; nâng cấp cổng thông tin điện tử ở các địa phương để cung cấp thông tin dịch vụ hành chính công cho công dân.

Số tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT đủ để phục vụ tốt các công dân điện tử tương lai trong khu vực này tính ra chỉ là con số rất nhỏ so với mức đầu tư nói trên.

Do đó, nên chăng Bộ TTTT có sự phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch Đầu tư để đưa dự án dịch vụ hành chính công điện tử, dịch vụ CNTT… vào những dự án xây dựng từ khi chúng còn nằm trong bản quy hoạch đô thị.

Ông Sơn đưa ra ví dụ điển hình tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng ở TP Hồ Chí Minh. Có nhiều ý kiến của dân sống tại khu đô thị này cho rằng dù là khu căn hộ cao cấp nhưng các dịch vụ hành chính công tại đây vẫn không khác gì ở các khu vực khác.

Nghĩa là người dân vẫn mất rất nhiều thời gian để thực hiện các giao dịch giấy tờ, phải qua rất nhiều cửa… Điều này là do các dự án dịch vụ hành chính công điện tử đã không được đưa vào ngay từ khi quy hoạch.

“Nếu có sự phối hợp ngay từ đầu như đã nói ở trên, chúng ta không nhất thiết phải thực hiện lần lượt các lộ trình mà có thể đốt cháy giai đoạn, xây dựng những ốc đảo làm hình mẫu chính phủ điện tử như ở Singapore, sau đó sẽ cho lan dần sang các khu vực, địa phương khác” – đại diện Cisco nói.

Đại diện đến từ IBM, Microsoft, Cisco, v.v… cũng bày tỏ quan điểm cần thiết phải công bố kết quả mọi hoạt động của các dự án Chính phủ điện tử dù thành công hay thất bại để tạo dựng niềm tin trong cộng đồng - một yếu tố quan trọng làm nên thành công. Đơn vị nào làm tốt thì được thưởng, làm không tốt bị phạt. Nên khuyến khích mọi người trong xã hội cùng tham gia Chính phủ điện tử.

Trong điều kiện nhận thức của đại bộ phận người dân về Chính phủ điện tử còn chưa cao, nên tập trung trước tiên vào các doanh nghiệp Nhà nước. Tập trung vào các dịch vụ mà người dân cần được cung cấp chứ không phải những cái mà doanh nghiệp muốn cung cấp cho dân.

Trước những ý kiến đóng góp này, Bộ trưởng TTTT Lê Doãn Hợp cho biết sẽ ghi nhận và cố gắng hoàn chỉnh đề án phấn đấu cuối tháng 6/2008 sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc quán triệt triển khai đề án này. Phấn đấu đến 2010 sẽ có một chính phủ thông thoáng với 50 kênh thông tin đến với dân, DN, bạn bè thế giới, và chính quyền các cấp.

MỚI - NÓNG