Khuyến khích DN tiếp nhận LĐ xuất ngoại trở về

Khuyến khích DN tiếp nhận LĐ xuất ngoại trở về
TP - LĐ hoàn thành hợp đồng về nước có thể liên hệ với cơ quan chức năng, Trung tâm giới thiệu việc làm địa phương, đăng ký tìm việc đúng ngành, nghề đã làm tại nước ngoài.
Khuyến khích DN tiếp nhận LĐ xuất ngoại trở về ảnh 1
Ông Nguyễn Thanh Hòa

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Thanh Hòa -Cục trưởng Quản lý LĐ ngoài nước -  Bộ LĐ-TB&XH cho biết: Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích các DN tiếp nhận LĐ xuất ngoại trở về và có chính sách ưu tiên để tái xuất khẩu họ.

Hơn thế, khuyến khích và tạo điều kiện đối với đối tượng LĐ xuất khẩu về nước có kế hoạch mở cơ sở sản xuất, dịch vụ tạo việc làm cho nhiều người.

Đặc biệt, đối với LĐ xuất ngoại trở về nhưng vẫn khó khăn về vốn sẽ được ưu tiên vay vốn để tạo việc làm, nhằm phát huy tay nghề, kinh nghiệm, ngoại ngữ đã học được từ nước ngoài…

Hiện, cả nước mới có 25% LĐ qua đào tạo. Trong bối cảnh ấy, số LĐ xuất khẩu về nước mỗi năm có thể coi là LĐ đã qua đào tạo. Nhà nước cần có chính sách quan tâm, giúp họ chủ động tham gia vào nền kinh tế đang “khát” thợ như hiện nay…

Đúng vậy. Ba năm làm việc tại nước ngoài sẽ là thời gian học nghề quý giá của NLĐ. Sự quan tâm đối với họ như tôi đã nói ở trên (thời gian tới sẽ cụ thể trong Luật XKLĐ); tuy nhiên, bên cạnh đó NLĐ cũng phải chủ động kế hoạch tìm việc sau khi trở về. Như thế, NLĐ sẽ không bị động, lúng túng.

Cũng xin nhấn mạnh, LĐXK về nước không phải là đối tượng yếu thế trong xã hội nên không có ưu tiên đặc biệt. Điều đáng quan tâm là phải có biện pháp hữu hiệu nhằm phát huy hiệu quả đồng vốn (tiền NLĐ mang về từ nước ngoài), tay nghề, trình độ ngoại ngữ… của LĐ đã có thời gian làm việc tại nước ngoài.

Hơn nữa, làm tốt vấn đề việc làm hậu XKLĐ, chúng ta sẽ khép kín được quy trình XKLĐ, làm lợi rất lớn cho nền kinh tế. Theo đó, dựa vào thực tế, Nhà nước sẽ phải có chính sách cụ thể giải quyết tốt vấn đề này, nhằm đạt hiệu quả cao hơn từ chủ trương XKLĐ.

MỚI - NÓNG