Kiều bào hiến kế làm nông nghiệp công nghệ cao

Kiều bào hiến kế làm nông nghiệp công nghệ cao
TPO - Nông nghiệp trong nước dù phát triển nhưng vẫn còn rất manh mún, mạnh ai nấy làm - ông Nguyễn Trí Dũng (kiều bào Nhật) - Giám đốc công ty Minh Trân cho biết tại hội nghị kiều bào góp ý với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, do Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM tổ chức ngày 19/10.
Kiều bào hiến kế làm nông nghiệp công nghệ cao ảnh 1

Theo ông Dũng, chúng ta nghiên cứu nhiều, hội nghị hội thảo cũng nhiều nhưng làm thì không bao nhiêu. Công nghệ người Việt cũng giỏi nhưng tính tập thể chưa cao. Con người mới là vấn đề trong nông nghiệp chứ không phải kỹ thuật.

GS Đặng Lương Mô (kiều bào Nhật) - cố vấn cao cấp ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết ở Nhật Bản tại các thành phố lớn bên cạnh phát triển các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ thì ngành nông nghiệp cũng phát triển rất mạnh, lợi nhuận cao. Trong khi đó, ngành nông nghiệp mỗi năm chưa đóng góp nổi 1% GDP cho TPHCM.

Lý do quỹ đất ít, không đủ sức, thế nhưng GS Mô cho rằng diện tích đất nông nghiệp hiện nay của TP lớn hơn diện tích đất nước Singapore, cho nên không thể nói không có sức làm nông nghiệp. 

Nông nghiệp công nghệ cao là đưa công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, một nơi trồng rau sạch của Nhật Bản hầu như không cần công nhân, năng suất rất cao cung ứng đủ cho cả một khu vực. Rau sạch thu hoạch xong bán ra siêu thị không cần rửa, người tiêu dùng có có thể ăn ngay – GS Đặng Lương Mô kể.    

Kiều bào hiến kế làm nông nghiệp công nghệ cao ảnh 2 Nhiều Việt kiều về Việt Nam đầu tư nông nghiệp.

TS Nguyễn Quốc Bình (kiều bào Canada) - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học TPHCM hiến kế, thành phố nên hoạch định chính sách để phát triển sản phẩm nông nghiệp có giá trị thu nhập cao với sản phẩm cần chú trọng là rau, quả, hoa, cá cảnh… 

Cụ thể, ở cây trồng, TPHCM có thể quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp có chất lượng cao phục vụ thị trường TP, kiểm soát khắt khe sản xuất và chất lượng, nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Sản phẩm có chứng nhận quy trình sản xuất, giống, truy xuất nguồn gốc, chứng nhận sản phẩm…

Ví dụ, thị trường TP.HCM cần sản phẩm sạch, hữu cơ thì có thể dùng nguồn nước sạch từ hồ Dầu Tiếng và hình thành vùng rau, trái cây ngắn ngày ở Củ Chi, Hóc Môn; kiểm soát chặt số lượng sản xuất và chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường và làm tăng giá trị sản phẩm.

Bên cạnh đó, TPHCM cần nghiên cứu các công nghệ chế biến hoặc hỗ trợ chế biến sau thu hoạch. Thành phố cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng nhà máy chế biến một số sản phẩm rau quả trên địa bàn, có mục tiêu hỗ trợ sản xuất loại sản phẩm đó. Đồng thời là nơi sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và nghiên cứu các loại vaccine cho vùng sản xuất thủy hải sản vùng phía Nam - ông Bình nói thêm.

Nhiều ý kiến kiều bào cho rằng, nông nghiệp trong nước vẫn còn lạm dụng nhiều chất bảo vệ thực vật khiến nông sản thiếu chất lượng, ô nhiễm môi trường; việc canh tác còn nhỏ lẻ, phí phạm lao động, tài nguyên đất và nguồn nước; hơn 40% nông sản hư hỏng do thu hoạch, vận chuyển và tồn kho không đúng quy trình, phương pháp đóng gói, bao bì; nhiều tầng lớp thương lái và trung gian làm giảm thu nhập cho nông dân; nông sản và thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.