Kinh doanh hoa ở HN: Người Trung Quốc cũng có mặt

Kinh doanh hoa ở HN: Người Trung Quốc cũng có mặt
TP - Anh Lý Thái Hàng- chủ siêu thị hoa tại chợ Quảng Bá, Hà Nội, là người Trung Quốc. Anh cho biết: “Mỗi ngày cửa hàng nhập hàng nghìn cây mà vẫn không đủ phục vụ khách mua buôn, mua lẻ".
Kinh doanh hoa ở HN: Người Trung Quốc cũng có mặt ảnh 1
Hoa ở vùng ven Hà Nội

"Nhưng cũng có một số chở về rồi là thấy lỗ ngay vì không đáp ứng thị hiếu của người chơi về màu sắc. Người Việt Nam cũng giống người Trung Quốc, thích gam màu sáng như: vàng, cam, đỏ, hồng bằng những cái tên ý nghĩa như kim tiền, chuỗi ngọc, trạng nguyên, với hy vọng gặp may mắn và thành công trong năm mới.

Giới trẻ Việt Nam thường có xu thế hướng ngoại nên những giống địa lan từ Nhật hay Trung Quốc rất ăn khách, giống hoa Đà Lạt giá cao nên lại khó bán hơn.

“Người tính bồng bột, nóng nảy không chơi được phong lan. Người tính đại khái gặp đâu hay đấy đừng nghĩ đến chuyện chơi bạch trà.

Khi tưới hoa cũng phải dùng nước trong sạch, nếu được nước suối thì tốt nhất. Mà phải vẩy nhẹ như mưa bụi, không được chạm vào cánh hoa.

Tưới phong lan là công việc của các thi sĩ; tưới bạch trà phải là khách văn nhân; tưới mai, tưới cúc phải dành cho các tâm hồn cao thượng như các nhà hiền triết” - Cụ Thi, làng hoa Nhật Tân

Chúng tôi mua giống của Nhật sau đó mang về Trung Quốc gieo mầm, một thời gian chuyển về Sơn La (Việt Nam) chăm sóc vì khí hậu ở đây rất thích hợp cho họ cây này, phải mất ít nhất 6 tháng “định cư”, miệt mài chăm bón ở Mường La chúng tôi mới có được sản phẩm bày bán ở đây.

Làm nghề này phần nhiều dựa vào kinh nghiệm nhưng thiếu may mắn e cũng không ổn”.

Từ lâu, đường Hoàng Hoa Thám trở thành nơi tập kết các loại hoa, cây cảnh nổi tiếng đất Thủ đô và vùng lân cận như: Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc...

Dòng người lại nô nức về đây mỗi độ giáp Tết, người ở gần chủ yếu đi thăm thú, chiêm ngưỡng, người ở xa thì lặn lội cất công tìm kỳ được một chậu hoa mang về. Họ coi đó là thói quen lâu dần thành “nghiện” mỗi chuyến vui xuân.

Chị Tố Như, cán bộ tỉnh Lào Cai tâm sự: “Hồi nhỏ sống ở Hà Nội, không năm nào chúng tôi không được bố dẫn ra chợ Bưởi ngắm hoa. Bây giờ ở xa, nhưng mỗi độ giáp Tết tôi lại ghé qua nhà và không quên mua quà Hà Nội mang về Lào Cai một giỏ hoa hồng Đà Lạt hay chậu hoa đỗ quyên. Chúng trở thành vật kỷ niệm khiến mình nhớ lại thủa thiếu thời mà thấy vui vui”.

Bác Hữu Yên, làng Yên Hòa mất cả buổi chiều vẫn chưa chọn được một chậu hoa ưng ý, bởi theo bác “Một chậu hoa đẹp phải có thế, có dáng, đầy đủ tứ quý và tên cây cũng phải ý nghĩa mới hay.

Mọi năm tôi thường mua một bình thủy tiên, củ to, hoa có mùi thơm dễ chịu, lá mượt, dễ trắng muốt để bàn uống nước đó là gu thẩm mỹ riêng của cánh già.

Năm nay tôi định chọn một giỏ lan cát vàng để treo cho lạ mắt nhưng quả rất khó tìm thấy cây nào ưng ý, được hoa lại mất cành, được lá lại hỏng rễ...”.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.