Kinh doanh nhượng quyền thương mại lợi ích và rủi ro

Kinh doanh nhượng quyền thương mại lợi ích và rủi ro
Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại được đánh giá là một phương thức kinh doanh năng động và hiệu quả, phát huy được những lợi thế của cả hai bên. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích, thì hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cần lưu ý. Những phân tích của PGS.TS Tăng Văn Nghĩa, Chuyên gia về lĩnh vực cạnh tranh trong bài phỏng vấn dưới đây sẽ giúp làm rõ thêm về vấn đề này.

Trước tiên xin cảm ơn PGS.TS Tăng Văn Nghĩa đã nhận lời tham gia bài phỏng vấn.  Thưa ông, nhượng quyền thương mại là một mô hình kinh doanh mới, vậy thực chất mô hình này được hiểu như thế nào thưa ông?

Nhượng quyền thương mại trên thế giới không phải là mô hình kinh doanh mới lắm và tồn tại đã khá lâu. Nhưng để phát triển rộng rãi ở các nước và đặc biệt đến VN thì chúng ta là một mô hình kinh doanh mới. Tôi cho rằng đây là một mô hình kinh doanh mang tính thời sự rất là cao mang tính hiện đại, sở hữu trí tuệ và các yếu tố hiện đại kết hợp khác để có thể triển khai mô hình kinh doanh này. Và đây cũng là một cơ hội tốt cho tất cả các doanh nghiệp có thể phát triển các thương hiệu của mình, các loại hàng hóa mà mang tính chất đặc thù mà nó gắn với các thương hiệu mà đang được người ta ưa chuộng.

Nhượng quyền thương mại được đánh giá là hình thức kinh doanh ít rủi ro. Vậy những lợi ích mà nó đem lại cho các bên tham gia là gì thưa ông?

Mô hình nhượng quyền thương mại có rất nhiều ưu điểm. Thứ nhất đó là nhân rộng một mô hình kinh doanh đã thành công sang nhiều các địa điểm, nhiều lãnh thổ và thị trường khác nhau. Do vậy nó có một lợi thế là khi nhận nhượng quyền thương mại thì doanh nghiệp nhượng quyền đã có thương hiệu rồi, đã có khách hàng tiềm năng rồi và mô hình kinh doanh cũng đã thành công rồi nên họ rất tự tin trong hoạt động kinh doanh và đảm bảo cho thành công hoạt động kinh doanh của họ rất là cao so với các doanh nghiệp khởi sự kinh doanh ngay từ ban đầu. Đó là những lợi ích của nhượng quyền thương mại.

Dù có nhiều lợi ích như vậy nhưng rủi ro là vẫn có thể xảy ra phải không thưa ông?

Vâng, rủi ro đối với cả hai bên thì vẫn có, bởi vì có đặc thù của mô hình nhượng quyền thương mại là nhân rộng cái mô hình kinh doanh thành công ra những địa điểm khác. Thành ra đối với bên nhượng quyền họ sẽ có rủi ro là có thể họ ch ưa nhận biết được văn hóa, thói quen tiêu dùng của một thị trường mới thì có thể dẫn tới rủi ro trong việc mở một địa điểm kinh doanh mới. Đồng thời là cũng có thể c hưa tìm được những đối tác phù hợp với cái mô hình của mình thì đó cũng là cái rủi ro của họ. Còn đối với bên nhận quyền thì khả năng sẽ gặp những rủi ro: ví dụ như đánh giá về uy tín của thương hiệu đã đúng chưa, đã đủ chưa, đánh giá về mô hình kinh doanh đấy đã bền vững chưa mà mình có thể nhận nhượng quyền đem về kinh doanh. Một cái nữa là liên quan đến sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đã nhiệt tình, đã mong muốn thật sự là bên nhận quyền có thể kinh doanh thành công bằng cái mô hình của mình hay không?

Kinh doanh nhượng quyền thương mại lợi ích và rủi ro ảnh 1  

Vậy các doanh nghiệp nếu muốn hạn chế được những rủi ro này, họ cần phải lưu ý những điểm gì thưa ông?

Để mà giảm bớt những cái rủi ro tranh chấp giữa các bên thì trước khi ký kết hợp đồng thì hai bên phải tìm hiểu rất kỹ về nhau. Ví dụ bên nhượng quyền phải biết rõ bên nhận quyền đó có đủ cái năng lực để có thể triển khai được cái quyền thương mại đó không? Thứ hai nữa là trong cái hợp đồng phải đầy đủ chi tiết những điều khoản để giảm bớt những rủi ro. Hoặc là những cam kết không được phép nhượng quyền cho bên thứ 3 hoặc giá, phí chuyển quyền cũng được tính theo thời hạn của hợp đồng , rồi phương thức thanh toán... Đó là những nội dung điều khoản quan trọng mà khi soạn HĐ các bên cần phải lưu ý kỹ. Còn đối với bên nhận quyền việc cần làm đó là cần tìm hiểu cái doanh nghiệp mà chúng ta muốn nhận quyền thương hiệu của họ là doanh nghiệp nào và chuỗi sản phẩm của họ đang trên đà phát triển như thế nào có thực sự là có uy tín trên thị trường hay không? Vấn đề thứ hai nữa là chúng ta phải đánh giá nguồn lực của mình, phải biết là chúng ta có lợi thế cạnh tranh đối với các đối thủ khác hay không? Cuối cùng khi nhận nhượng quyền thương mại của họ ấy thì những điều khoản trong hợp đồng chúng ta có thể thực hiện được không? Bởi vì nếu chúng ta chỉ cần vi phạm những điều kiện cứng ở trong HĐ thì có thể bên kia sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng với mình. Và tất cả những chi phí rất lớn đã bỏ ra như mặt bằng, nhân công... đầu tư cơ sở vật chất sẽ đổ sông biển cả.

Xin cảm ơn Ông!

Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO (ALO Media) phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng vào 09h00’ Thứ Bảy, phát lại vào 14h00’ Chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com/

Kính mời bạn đọc theo dõi!

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.