Kinh tế biển sẽ chiếm từ 55- 60% GDP của Khánh Hòa

Kinh tế biển sẽ chiếm từ 55- 60% GDP của Khánh Hòa
TP - Xác định, với tiềm năng và thế mạnh về biển, tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển chiếm 55- 60% GDP của tỉnh, tỷ trọng xuất khẩu của kinh tế biển chiếm 65- 70%, doanh thu từ du lịch biển đạt 7.000 tỷ đồng....

Tại thành phố Nha Trang, vừa qua Đoàn công tác Văn phòng Trung ương Đảng do đồng chí Ngô Văn Dụ, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng làm trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa về tình hình triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh.

Sau khi khảo sát, tìm hiểu về công tác chuẩn bị xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, việc xử lý ô nhiễm của Công ty TNHH nhà máy đóng tàu Hyundai Vinashin và Dự án nhà máy luyện thép của Tập đoàn Posco (Hàn Quốc); chương trình đánh bắt xa bờ...

Đồng chí Ngô Văn Dụ đánh giá cao Chương trình hành động phát triển kinh tế biển, đảo và những nỗ lực của tỉnh trong giai đoạn khởi đầu thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X).

Ghi nhận những kiến nghị của tỉnh Khánh Hòa nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển, đảo của địa phương như Trung ương sớm đầu tư nâng cấp cảng hàng không Cam Ranh thành cảng hàng không quốc tế; tăng cường vốn hỗ trợ để xây dựng kết cấu hạ tầng cho Khu kinh tế Vân Phong....

Khánh Hòa đã sớm xây dựng Chương trình hành động nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X). Trong đó xác định, với tiềm năng và thế mạnh về biển, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển chiếm 55- 60% GDP của tỉnh, tỷ trọng xuất khẩu của kinh tế biển chiếm 65- 70%, doanh thu từ du lịch biển đạt 7.000 tỷ đồng....

Đồng thời đảm bảo chủ quyền quốc gia trên biển, đảo. Khánh Hòa tiếp tục triển khai xây dựng các khu kinh tế trọng điểm tại vịnh Vân Phong, thành phố Nha Trang và thị xã Cam Ranh.

Trong đó định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển là ưu tiên cho kinh tế hàng hải (vận tải biển, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu biển), kinh tế du lịch biển và và kinh tế hải đảo, kinh tế đánh bắt và nuôi trồng thủy sản...

Hơn 1 năm qua, ngoài việc đẩy mạnh công tác quy hoạch, tỉnh đã tăng cường công tác thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế biển một cách lâu dài và ổn định.

Điển hình là giai đoạn khởi động của khu kinh tế Vân Phong, chỉ riêng năm 2007 đã có 38 dự án đăng ký đầu tư hoặc được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký lên đến hàng chục tỷ USD.

MỚI - NÓNG