Kỹ thuật bón phân hiệu quả cho cây lúa sau cấy

Kỹ thuật bón phân hiệu quả cho cây lúa sau cấy
TP - Cây lúa xuân cấy vào tháng 1- 3, ở giai đoạn đầu phát triển trên nền nhiệt độ thấp 12- 20 độ C nên phát triển chậm, nhiều yếu tố môi trường bất lợi gây cho lúa nhiều sâu bệnh, chủ yếu bệnh nghẹt rễ, rễ đen khiến cây kém sinh trưởng. Đặc biệt ở những chân ruộng chua, nhiễm mặn, đất giàu sét, nhiều kim loại nặng (Fe, Al…), nếu bón phân lân thông thường dễ chuyển thành dạng khó hòa tan tồn trong đất, cây trồng khó có thể hút được lượng lân đã bón.

Lân nung chảy Văn Điển rất thích hợp với các chân đất khó khăn, nếu bón 15- 20 kg/sào Bắc bộ (360 m2) còn có tác dụng khử chua tương đương 7- 10 kg vôi bột làm cho lúa chóng bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh hữu hiệu. Trong vụ xuân, nhiệt độ đầu vụ thấp nên ưu tiên bón kali sớm và nhiều hơn vụ khác. Nếu đất được trồng nhiều vụ, thời gian đất được nghỉ ngắn (3 - 4 vụ/năm) cần chú ý bón lót kali. Ngược lại, những chân ruộng chỉ cấy hai vụ lúa và có điều kiện cày ải trong vụ đông thì chỉ cần bón ít và thúc vào các thời kỳ cây cần nhất (đứng cái làm đòng và trước trổ).

Bước vào thời kỳ đẻ nhánh vào lúc nền nhiệt độ cao dần (20- 30 độ C) cây lúa phát triển và phát dục nhanh hơn, cần chú ý bón đạm và kali để đón đòng và giúp cây chắc hạt. Trong chu kỳ sinh trưởng phát triển, cây lúa trải qua các giai đoạn: Cây mạ, đẻ nhánh, làm đòng và trổ chín. Trong đó giai đoạn đẻ nhánh giữ một vai trò quan trọng quyết định năng suất chất lượng vụ lúa.

Hiệu quả phân bón Văn Điển

Để giúp bà con nông dân sử dụng phân bón có hiệu quả cao trong thời kỳ cây lúa đẻ nhánh, Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển sản xuất phân đa yếu tố chuyên dùng bón lót NPK 10:12:5 và bón thúc cho lúa đẻ nhánh NPK 16.5.17, cung cấp cân đối và đầy đủ 19 chất dinh dưỡng cùng một lúc cho cây lúa trong suốt thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng.

Bà con nông dân ở Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội, Thái Nguyên... đã quen dùng phân chuyên thúc lúa NPK Văn Điển nhiều năm cho kết quả tốt tiết kiệm một lần bón phân nuôi đòng nuôi hạt, cây lúa khoẻ, đẻ sớm, đẻ gọn, số dảnh hữu hiệu cao, giàn lúa đồng đều, cứng cây, dày lá, ít sâu bệnh gây hại, lá đòng bền, có màu xanh vàng sáng, hạt mẩy, vỏ hạt sáng, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh và những yếu tố bất lợi về thời tiết, giảm thuốc BVTV, năng suất cao, chất lượng gạo tốt, cải thiện độ chua của đất, hạn chế rong rêu, giảm lượng vôi bón ở chân ruộng chua, trũng, giảm chi phí chăm bón. Đó là những lựa chọn thông thái của bà con nông dân làm nên vụ xuân bội thu.

Cách bón: Bón lót đối với lúa cấy: Bón lúc bừa hoặc trước khi bừa lần cuối, cùng với phân chuồng để vùi sâu phân xuống dưới, sau đó để lắng đất, gạn bớt nước trong rồi mới cấy. Trường hợp nước lớn, ruộng có bờ bao, nước không chảy vẫn bón bình thường, lưu ý tránh không để chảy mất nước đục sẽ mất phân. Đối với lúa gieo sạ: Bón ngay khi bừa chít trước khi lên luống gieo sạ. Nếu không có phân chuồng thì bón tăng lượng phân đa yếu tố NPK 6.11.2 (dạng trộn 3 hạt) hoặc phân đa yếu tố NPK 5.10.3 (dạng vê viên) bón lót thêm 3-5 kg/sào.

Đối với lúa cấy: Bón thúc ngay khi lúa ra lá mới (lá nõn dong). Đối với lúa gieo sạ: Bón khi cây lúa có 3,5 - 4 lá (lúa bắt đầu đẻ nhánh). Chỉ ở những chân ruộng mỏng mầu, ráo nước, cát pha thì mới phải bón thúc lần 2 vào thời kỳ đón đòng, dùng 4 - 5 kg NPK 16.5.17 để thúc vào buổi chiều tạnh nắng, tuyệt đối không để phân dính trên lá.

MỚI - NÓNG