Lại cảnh báo nguy cơ “giải cứu” chuối

TP - Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho hay, người trồng chuối và các doanh nghiệp xuất khẩu chuối sang Trung Quốc cần theo dõi diễn biến về giá và thị trường ở Trung Quốc để không bị động khi giá có sự thay đổi do giá chuối đang có xu hướng giảm.

Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, thống kê của Hải quan Trung Quốc cho thấy, lượng chuối nhập khẩu từ Việt Nam năm 2017 đạt gần 51 nghìn tấn, kim ngạch đạt 24,3 triệu USD. Tính đến hết tháng 1/2018, lượng chuối nhập khẩu từ Việt Nam là 5.132 tấn với kim ngạch là 2,8 triệu USD. Do giá bán lẻ mặt hàng chuối tại Trung Quốc từ đầu năm 2018 không ổn định, cụ thể từ tháng 1 và 2, giá dao động từ 3 - 3,5 nhân dân tệ (NDT)/kg, sau Tết Âm lịch đến nay giá chuối giảm khoảng 40%, còn khoảng từ 1,5 - 2,5 NDT/kg. Riêng chuối nhập khẩu có giá bán lẻ cao hơn chuối nội địa.

Tại các tỉnh giáp biên giới Việt Nam như Quảng Tây, Vân Nam giá chuối bán lẻ cũng có biến động tương tự. Thời điểm trước và sau Tết giá khá cao, khoảng trên 4 NDT/kg; đầu tháng 3, giá giảm mạnh khoảng 40-50%, chỉ còn hơn 2 NDT/kg. Ở thời điểm hiện tại giá bán lẻ chuối tại Quảng Tây đã trở lại khoảng 4 NDT/kg.

Tính đến thời điểm ngày 13/3/2018, giá chuối nhập khẩu từ Việt Nam, Lào và Myanmar tại khu vực Vân Nam tăng nhẹ, mức tăng từ 0,1- 0,2 tệ/kg. Riêng khu vực Hà Khẩu, Kim Bình (giáp Lào Cai và Lai Châu), giá dao động từ 2,1 - 2,8 NDT/kg đối với chuối chất lượng tốt và từ 1,7 - 2,1 NDT/kg đối với chuối có chất lượng
trung bình.

Theo Bộ Công Thương, nguồn cung và giá chuối tại thị trường Trung Quốc thường diễn biến theo các quy luật. Cụ thể, tháng 3 giá chuối trên thị trường thường giảm do nguồn cung tăng từ địa phương chuyên canh chuối như Vân Nam, Hải Nam khi thời tiết ấm dần lên; bên cạnh đó nguồn cung từ Myanmar, Lào cũng vào vụ. Tháng 4, 5 giá thường ổn định và có thể tăng nhẹ do thời điểm này nhu cầu tiêu thụ chuối khá ổn định. Từ trung tuần tháng 5 trở đi, chuối tại Vân Nam, Lào, Myanmar vào cuối vụ; nguồn cung chuối chất lượng cao ra thị trường giảm và chủ yếu là từ Hải Nam.

MỚI - NÓNG
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam sau sáp nhập
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam sau sáp nhập
TPO - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch 6 tháng cuối năm 2025 vào chiều 9/7. Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng điều ngành du lịch cần làm nhất bây giờ là xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sau sáp nhập.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Hàng hóa tiêu dùng thiết yếu ngập khuyến mãi thu hút người tiêu dùng mua sắm (ảnh tại Satra Võ Văn Kiệt) ảnh: U.P

Giảm thuế VAT: 'Liều doping' cho sản xuất, tiêu dùng

TP - Từ ngày 1/7/2025, chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) chính thức được tiếp tục kéo dài đến cuối năm 2026. Không chỉ là con số kỹ thuật trong chính sách tài khóa, quyết định này đang được ví như “liều doping” đúng lúc, giúp sản xuất kinh doanh bứt tốc giữa thời điểm nền kinh tế còn nhiều thách thức.
Lý do vốn đầu tư công đang 'chi tiêu' rất mạnh

Lý do vốn đầu tư công đang 'chi tiêu' rất mạnh

TPO - Chi tiêu cho hạ tầng của Việt Nam đã tăng vọt 40% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm nay, được thúc đẩy bởi quy trình phê duyệt dự án, trao thêm quyền quyết định duyệt dự án cho chính quyền địa phương, tinh giản quy trình giải ngân vốn đầu tư công.