Lãi suất huy động tăng: Do ngân hàng thiếu vốn?

Lãi suất huy động tăng: Do ngân hàng thiếu vốn?
TP - TS Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tiền tệ Quốc gia, cho rằng, các ngân hàng tăng lãi suất vì thiếu tiền.
Lãi suất huy động tăng: Do ngân hàng thiếu vốn? ảnh 1
Lãi suất huy động tăng mạnh từ hơn tháng nay. Ảnh: Mai Anh

Ông Kiêm đánh giá “chi phí giữa tiền vay, tiền gửi quá sát nhau, không ngân hàng nào dại gì ôm tiền vào. Đầu ra chưa có xu hướng được nới thêm, do Ngân hàng Nhà nước chưa công bố xu hướng tăng lãi suất cơ bản. Nếu chuẩn bị sẵn vốn cho vài tháng tới, họ sẽ chọn kênh khác chứ không thể thông qua tăng lãi suất huy động để tránh tăng chi phí”.

Để  đối phó với dòng tiền đang chảy về chứng khoán, bất động sản và vàng, hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động VND liên tục trong mấy ngày qua và có ngân hàng đẩy lên trên 10 phần trăm/năm.

Tuy nhiều ngân hàng vẫn công bố lợi nhuận được cho là khả quan, khẳng định đảm bảo được đầu ra nhưng có nhiều ý kiến e ngại hậu quả của cuộc đua lãi suất 2008 lặp lại.

Có vẻ khá nghịch lý khi nhiều ngân hàng chấp nhận đầu vào lãi suất cao trong lúc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vẫn giữ lãi suất cơ bản 7 phần trăm/năm.

Nhiều ý kiến cho rằng ngân hàng sẽ thỏa thuận cho cá nhân vay tiêu dùng, mua nhà đất, chứng khoán… với lãi suất thỏa thuận cao nhưng, từ giữa tháng 6, NHNN có động thái siết lại các khoản vay trên.

Trao đổi với Tiền Phong cuối tuần qua, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho biết, NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng tự rà soát các khoản vay chứng khoán, tiêu dùng để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích và đạt được mục tiêu kích cầu.

Riêng cho vay nhà đất, theo tìm hiểu của chúng tôi, do lãi suất phổ biến từ 12 phần trăm/năm trở lên và sẽ thay đổi trong kỳ hạn ngắn nên nhiều khách hàng vẫn ngần ngại.

Với những lý do trên việc huy động vốn lãi suất cao chủ yếu dành cho khách hàng cá nhân vay xem ra không thuyết phục.

Bên cạnh đó, đã có nhận định các ngân hàng e ngại lạm phát quay trở lại nên huy động VND lãi suất cao để đón đầu.

Việc tất cả các ngân hàng đều ấn định lãi suất trung và dài hạn khá cao phần nào chứng minh cho nhận định trên.

NHNN nhận định cuộc đua lãi suất chưa đáng lo ngại. Nhưng đó là nhận định lúc lãi suất dưới 10 phần trăm/năm. Còn khi đã lên trên 10 phần trăm/năm và sát lãi suất trần 10,5 phần trăm/năm thì vẫn cần có những động thái mạnh hơn…

Theo NHNN, dư nợ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ của các ngân hàng xấp xỉ 40 phần trăm, trong khi nguồn vốn huy động trung dài hạn từ dân cư trung bình chỉ khoảng 11 phần trăm.

Như vậy, rõ ràng các ngân hàng đang thiếu nguồn vốn tiền gửi trung và dài hạn. Nhưng huy động nguồn vốn này vẫn là chuyện xưa nay khó của các ngân hàng thương mại.

Thực tế, khách hàng vẫn thích gửi ngắn hạn hơn vì dễ chủ động một khi có nhu cầu, cần đầu tư hay lạm phát xảy ra.

Tổng Giám đốc Sacombank Trần Xuân Huy e ngại khi các kênh đầu tư khác hấp dẫn trở lại, ngân hàng sẽ khó hút tiền nhàn rỗi hơn trước. TS Lê Thẩm Dương (ĐHNH TP HCM) phân tích:

“Với lãi suất cao nhất chỉ khoảng 10 phần trăm/năm như hiện nay thì rất khó huy động vốn trung và dài hạn do chứng khoán, bất động sản và vàng đang tỏ ra có lợi nhuận tốt hơn”.

Một chuyên gia tài chính cũng cho rằng các kênh đầu tư khác đã san sẻ tiền của ngân hàng và, nếu không tăng lãi suất, khả năng thiếu vốn trong vài tháng tới không phải là nhỏ.

Ông này khẳng định nếu không lo thiếu vốn thì ngân hàng chẳng dại gì tăng lãi suất huy động đến 10 phần trăm/năm trong khi cho DN vay không được vượt quá 10,5 phần trăm/năm, tín dụng tiêu dùng sắp bị thắt chặt, chứng khoán bị hạn chế, và nhất là chủ trương quản lý chặt chẽ cung tiền của NHNN.

Năm 2008, nhiều ngân hàng đã quá thấm thía bài toán huy động lãi suất trên 15 phần trăm/năm cũng vì thiếu vốn rồi sau đó phải ôm vốn lãi suất cao, nhiều ngân hàng lớn phải tìm lợi nhuận chủ yếu từ các nguồn ngoài tín dụng.

Điều này rất dễ bị lặp lại trong năm nay nếu các ngân hàng tiếp tục cuộc đua lãi suất như năm ngoái.

Lãi suất huy động cho vay và huy động chênh lệch càng ít thì lợi nhuận của nhiều ngân hàng càng ít, nhất là các NH nhỏ, chưa kể khó khăn về thanh khoản.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.