Làm nhà nước sau chuyển ra tư nhân được tính lương hưu thế nào?

Làm nhà nước sau chuyển ra tư nhân được tính lương hưu thế nào?
Bạn đọc Hà Minh Huân (Đồng Nai) hỏi: Tôi sinh năm 1958, tôi đi làm nhà nước từ năm 1982 với mức lương khởi điểm 60 đồng, tới năm 1994 lương của tôi hệ số là 2.2. Sau đó, từ năm 1995-2001 tôi làm cho tư nhân mức lương 729.000 đồng, giai đoạn 2001-2002 lương 500.000 đồng. Tôi đã tham gia BHXH được 20 năm, năm 2013 nghỉ hưu và nhận lương hưu khi 55 tuổi. Vậy cho tôi hỏi, mực lương hưu của tôi thời điểm tháng 8/2013 là bao nhiêu?

Trả lời:

Theo câu hỏi, ông nghỉ hưu từ năm 2013 nên việc giải quyết chế độ hưu trí được áp dụng quy định của Luật BHXH năm 2006.

Tại Khoản 3 Điều 58 Luật này quy định: Mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để tính lương hưu đối với người lao động tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995, khi vừa có thời gian làm việc và hưởng lương theo chế độ nhà nước vừa có thời gian tham làm việc và nhận lương theo chế độ của doanh nghiệp thì tính bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH chung của các thời gian. Trong đó, thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng của 5 năm cuối của khu vực nhà nước.

Do ông chưa cung cấp đủ thông tin về chức danh nghề, công việc cụ thể và diễn biến tiền lương của 5 năm cuối ở khu vực Nhà nước, nên chưa đủ căn cứ để trả lời cụ thể nội dung ông cần hỏi.

Do đó, đề nghị ông đối chiếu quy định nêu trên, cung cấp thông tin về hồ sơ hưu trí tới BHXH huyện nơi ông đang cư trú để được giải đáp cụ thể.

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.