Lần đầu tiên phân xử tranh chấp về chứng khoán

Lần đầu tiên phân xử tranh chấp về chứng khoán
TP - Anh Giang Tấn Long sở hữu 5.000 cổ phiếu của Ngân hàng Đại Á. Anh Long bán cho anh Lý Quốc Hoàng (ngụ ở phường Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai) với giá 120 triệu đồng...
Lần đầu tiên phân xử tranh chấp về chứng khoán ảnh 1
Ảnh minh họa: Phạm Yên.

Trong hợp đồng có thỏa thuận: Ngay khi ký kết giấy chuyển nhượng, anh Hoàng có toàn quyền sở hữu số cổ phiếu; các quyền lợi liên quan đến số cổ phiếu giao dịch sẽ thuộc về anh Hoàng, anh Long có trách nhiệm làm thủ tục chuyển nhượng theo chỉ định của anh Hoàng khi cổ phiếu của Ngân hàng Đại Á được phép chuyển nhượng và nếu Ngân hàng Đại Á phát hành cổ phiếu ưu đãi cho những cổ đông đang nắm giữ thì anh Long phải dành quyền mua đó cho anh Hoàng theo số lượng cổ phiếu mà ngân hàng quy định...

Sau đó, Ngân hàng Đại Á tăng vốn đợt hai và với 5.000 cổ phiếu đã mua, người sở hữu (ở trường hợp này là anh Hoàng) sẽ được mua thêm 4.000 cổ phiếu ưu đãi và được thưởng thêm 2.000 cổ phiếu. Nhưng anh Long đã không báo việc này cho anh Hoàng mà làm thủ tục thụ hưởng quyền lợi này. Không thỏa thuận được, anh Hoàng đã kiện anh Long ra tòa.

Tại tòa, anh Hoàng yêu cầu anh Long phải hoàn trả cho mình tổng cộng 11.000 cổ phiếu (bao gồm: 5.000 cổ phiếu mua ngày 18/8/2006 mà anh Long chưa làm thủ tục chuyển nhượng; 4.000 cổ phiếu được quyền mua thêm và 2.000 cổ phiếu thưởng). Anh Hoàng cũng đề nghị trả lại anh Long số tiền bỏ ra mua 4.000 cổ phiếu ưu đãi của ngân hàng.

Một tín hiệu tích cực!

Trao đổi với phóng viên Tiền phong về vụ việc này, Phó Giám đốc một Cty chứng khoán cho biết:

“Việc tòa án phiên sơ thẩm xét xử vụ việc tranh chấp cổ phiếu lần đầu tiên theo hướng bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư là một tín hiệu tích cực trên thị trường chứng khoán nước ta.

Thực tế, việc giao dịch trên thị trường cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) đã xảy ra nhiều tranh chấp tương tự như trường hợp nêu trên.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư thường giải quyết bằng cách tự thỏa thuận với nhau và người mua thường phải chịu chấp nhận thiệt thòi một chút, đặc biệt là trong trường hợp giá của loại cổ phiếu đó đang lên.

Kết quả xét xử nói trên cho thấy những quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư đã được pháp luật bảo vệ.  

Qua xem xét hồ sơ, các tài liệu thu thập được cùng tranh luận của hai bên tại tòa, hội đồng xét xử nhận định:

Trước khi thực hiện phát hành cổ phiếu tăng vốn đợt 2, Ngân hàng Đại Á đã báo với các cổ đông những trường hợp mua bán cổ phiếu phải thông báo cho ngân hàng biết trước ngày 13/10/2006 để ngân hàng thông báo cho cổ đông biết việc tăng vốn đợt hai.

Anh Long là cổ đông của Ngân hàng Đại Á nên biết rõ thông báo này và có trách nhiệm báo cho ngân hàng việc chuyển nhượng 5.000 cổ phiếu giữa anh Long và anh Hoàng vào ngày 18/8/2006.

Nếu anh Long làm thủ tục và thông báo cho Ngân hàng Đại Á biết việc chuyển nhượng thì quyền được thưởng 2.000 cổ phiếu và quyền được mua thêm 4.000 cổ phiếu với giá ưu đãi trong đợt tăng vốn đợt hai là thuộc về anh Hoàng chứ không phải anh Long.

Từ đó, tòa chấp nhận hoàn toàn yêu cầu của anh Hoàng, tuyên buộc anh Long phải làm thủ tục chuyển nhượng cho anh Hoàng 5.000 cổ phiếu mua ngày 18/8/2006, 2.000 cổ phiếu thưởng cùng 4.000 cổ phiếu ưu đãi mua thêm do tăng vốn đợt hai. Tổng cộng là 11.000 cổ phiếu, quy ra giá trị thị trường hiện tại 50.000 đồng/cổ phiếu là 550 triệu đồng.

Đồng thời, tòa cũng chấp nhận đề nghị của anh Hoàng sẽ trả lại số tiền 40 triệu đồng mà anh Long đã nộp cho Ngân hàng Đại Á để mua 4.000 cổ phiếu ưu đãi.

Không đồng tình với phán quyết của tòa, ngày 18/6/2007, anh Long đã làm đơn kháng án lên tòa phúc phẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TPHCM.  

Nhắn tin để biết thị trường chứng khoán

9 thông tin đó gồm: 1. Kết quả giao dịch; 2. Chỉ số thị trường TP HCM; 3. Chỉ số thị trường Hà Nội; 4. 5 chứng khoán tăng giá mạnh nhất;5.  5 chứng khoán giảm giá mạnh nhất; 6. 5 chứng khoán giao dịch nhiều nhất; 7. Thống kê giao dịch theo tuần; 8. Thống kê giao dịch theo tháng; 9. Thống kê giao dịch theo năm.

Bạn đọc soạn tin theo cú pháp như hướng dẫn của bảng dưới đây rồi gửi đến số 8209. Mức cước phải trả là 2.000 đồng/bản tin.

Lần đầu tiên phân xử tranh chấp về chứng khoán ảnh 2
MỚI - NÓNG