Lạng Sơn: Hàng Việt lên ngôi

Lạng Sơn: Hàng Việt lên ngôi
TP - Bấy lâu, xứ Lạng được coi là Thiên đường mua sắm hàng Trung Quốc, từ khi Bộ Công thương có chương trình hỗ trợ tiền vận chuyển cho các doanh nghiệp đưa hàng hóa chính hãng, đảm bảo chất lượng về bán cho bà con, với giá gốc, đã chuyển thói quen dùng hàng Việt của người dân bản địa.

Chương trình Xúc tiến thương mại thị trường trong nước

Lạng Sơn: Hàng Việt lên ngôi

Trọng điểm nơi biên ải

Bộ Công thương chọn Lạng Sơn là địa phương đầu tiên triển khai chiến dịch đưa hàng Việt về nông thôn của năm 2011, chương trình mở hàng tại Lạng Sơn đã đạt kết quả tốt, mở đầu thuận lợi cho các phiên chợ sau, đẩy lùi hàng lậu, không rõ xuất xứ khỏi thị trường Việt. Bên cạnh đó, tỉnh Lạng Sơn đã dành trên 15 tỷ đồng hỗ trợ cho ba doanh nghiệp tại địa phương được vay vốn ưu đãi nhằm bình ổn giá, đồng thời tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư xây dựng các trung tâm mua sắm dành cho người Việt.

Bắc Sơn Plaza ở giữa trung tâm thành phố Lạng Sơn, với tổng diện tích trên 10.000m2 vừa được đưa vào sử dụng, với trên 90% hàng bày bán từ các doanh nghiệp trong nước. Ông Trần Việt Di, giám đốc Cty CP Du lịch- XNK Lạng Sơn, cho biết: Trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, Lạng Sơn đang nổi lên như một trung tâm thương mại trọng điểm của cả vùng Đông bắc và Việt Nam. Đây là cầu nối kinh tế quan trọng trong hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)- Nam Ninh (Trung Quốc).

Trung tâm Thương mại Bắc Sơn toạ lạc trên trục đường chính của thành phố Lạng Sơn, nơi giao thoa giữa đường Lê Lợi và đường Bắc Sơn, phía trước là khuôn viên thành phố bên bờ sông Kỳ Cùng thơ mộng và nằm sát quốc lộ 1A, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị chỉ có 16 km, và cách ga đường sắt Lạng Sơn chừng 1 cây số, chính vì vậy rất thuận tiện người dân địa phương và khách du lịch đến thăm quan, mua sắm”. Theo ông Di, thời gian qua, nhiều mặt hàng được sản xuất ở trong nước thiết yếu với cuộc sống với đời sống, sinh hoạt của người dân miền núi như: Gạo, muối, dầu hoả, xà phòng, tiêu thụ rất mạnh. Để cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, được triển khai thành công, Cty Du lịch- XNK Lạng Sơn là một trong ba đơn vị trên địa bàn được hỗ trợ 5 tỷ đồng thực hiện chương trình bình ổn giá theo chủ trương của chính phủ, các mặt hàng ở Trung tâm Bắc Sơn được niêm yết, giảm 3-5% giá, quyết tâm đem lại những lợi ích thiết thực đối với người dân.

Cùng thời điểm, hai trung tâm mua sắm khác ở thành phố Lạng Sơn cũng đã ra đời và bày bán nhiều mặt hàng sản xuất trong nước như: Siêu thị Thành Đô, siêu thị Lasvilla, gần đây, nhiều mặt hàng đã thu hút đông đảo người tiêu dùng, cháy hàng như: muối tinh, bột canh, nước mắm, dầu hoả.

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn vốn có thói quen tiêu dùng hàng Trung Quốc vì mẫu mã đẹp, nhiều, rẻ, dễ mua. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng, nhiều người đã quay sang chọn hàng nội. Chị Hoàng Thị Lan, thị trấn Đồng Đăng, Cao Lộc, Lạng Sơn đi mua chiếc ti vi do Việt Nam sản xuất, cho biết: Mấy năm trước, hàng Việt chỉ chiếm không quá 50% do người dân tộc thiểu số ở đây họ nghèo lắm, mà hàng Trung Quốc thì tràn ngập, giá rất bèo. Điện thoại di động cũng vậy, nhiều thanh niên bản địa đã mua hàng Nokia do Việt Nam sản xuất vì chất lượng bền lâu, pin được nhiều ngày.

Chị Lý, trú tại Bản Thẩu, Tân Thanh, Văn Lãng vừa mua một bao đạm Lâm Thao NPK, ngồi nghỉ bên đường, cho phóng viên biết: Phân bón có xuất xứ từ bên kia biên giới cho năng xuất cao, nhưng tác hại làm cho đất ruộng bị cứng như đá. Mấy ngày hôm nay, bản trên, làng dưới có nhiều đám cưới, các mặt hàng của ta như: Bánh, kẹo, hoa quả, rượu, được người dân mua nhiều lắm. Tuy giá có cao hơn một chút so với hàng Trung Quốc nhưng ăn ngon, bổ, an toàn.

Nguyễn Duy Chiến

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.