Liều dùng hàng ngày của bột ngọt là không xác định

Liều dùng hàng ngày của bột ngọt là không xác định
TP - Ngày 22-10-2010 vừa qua, tại TP.HCM, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức Hội thảo khoa học “Vị Umami & Glutamate”. Hơn 340 bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng đến từ các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, trường đại học trên địa bàn TP.HCM và Đồng Nai đã tham dự.

Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cồng đồng chung châu Âu

Liều dùng hàng ngày của bột ngọt là không xác định

Hội nghị nhằm chia sẻ những thông tin hữu ích và cập nhập về vị umami – vị cơ bản thứ năm bên cạnh 4 vị cơ bản quen thuộc (ngọt, chua, mặn, đắng); các nghiên cứu về glutamate – chất tạo nên vị umami và 1 số đặc tính cơ bản của gia vị cung cấp vị umami cho món ăn – gia vị mỳ chính.

Không có bằng chứng kết luận bột ngọt gây độc tố

Trong bài phát biểu tại Hội nghị, Tiến sĩ Ruji Yamaguchi (Ủy ban kỹ thuật Glutamate Quốc tế - Nhật Bản) khách mời đặc biệt của Hội nghị đã chứng minh những nghiên cứu khoa học về glutamate và những kết luận khoa học của các tổ chức chuyên sâu về Y tế, Sức khỏe trên thế giới về mỳ chính - gia vị được hình thành từ hơn 99% glutamate tinh khiết.

Theo kết luận của JECFA - Ủy ban các Chuyên gia về phụ gia thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO), liều lượng sử dụng hàng ngày của bột ngọt là 120mg/kg thể trọng/ngày (nghĩa là với người có thể trạng 50kg thì mỗi ngày có thể ăn 6g mỳ chính).

Năm 1991, kết luận “Liều dùng hàng ngày của bột ngọt là không xác định” một lần nữa được đưa ra bởi Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cồng đồng chung châu Âu (EC/SFC). Bên cạnh đó, tổ chức này còn đưa ra kết luận “không có bằng chứng nào cho thấy bột ngọt gây độc cho người sử dụng”.

Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) cũng đã xếp bột ngọt vào danh mục các chất an toàn trong sử dụng (GRAS) kể từ năm 1958. Kết luận này cũng được lặp lại năm 1970, năm 1995.

Mỳ chính là nguyên nhân gây ra “Hội chứng nhà hàng Trung Quốc”?

Trong phần thảo luận, những quan ngại về việc sử dụng mỳ chính có thể gây ra một số triệu trứng như đau đầu, tê gáy, mệt mỏi… mà thường được gọi là “Hội chứng nhà hàng Trung Quốc” cũng đã được các bác sĩ chia sẻ thẳng thắn trong hội thảo.

“Hội chứng nhà hàng Trung quốc” vốn có nguồn gốc từ lá thư của một bác sĩ người Mỹ, Robert Ho Man Kwok vào năm 1968. Sau một bữa ăn tại nhà hàng Trung Quốc, ông cảm thấy có biểu hiện của các triệu chứng chủ quan thoáng qua như nóng mặt, tê mỏi, khó chịu… và các nguyên nhân giả định có thế gây ra những triệu chứng đó là rượu, nước tương, mỳ chính hay muối – những gia vị thường được sử dụng cho các món ăn tại nhà hàng Trung Quốc.

Qua nhiều năm, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu để xác định nguyên nhân của các hiện tượng nói trên và tất cả các nghiên cứu đều không kết luận mỳ chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Mới đây nhất, vào năm 2000, Geha và cộng sự đã báo cáo kết quả của nghiên cứu “Đa trung tâm, mù kép, có đối chứng giả dược, đa thử thách” về mối liên quan giữa mỳ chính và Hội chứng nhà hàng Trung Quốc. Kết luận cuối cùng đưa ra là: mỳ chính không phải là nguyên nhân gây ra Hội chứng nhà hàng Trung Quốc đó”, Tiến sĩ Ruji Yamaguchi nhấn mạnh.

Tiến sĩ Ruji Yamaguchi chia sẻ: Ủy ban Codex về Thực phẩm cũng đã khẳng định rằng “bột ngọt không phải là một loại thực phẩm gây dị ứng”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG