Lo bán tàu tồn kho sau tái cơ cấu Vinashin

TP - “Tại triển lãm Vietship 2014, ngoài những sản phẩm công nghệ cao, chúng tôi mang đến nhóm sản phẩm dở dang tại các nhà máy đóng tàu để giải quyết nút thắt về hàng hóa”, ông Vũ Anh Tuấn, Tổng GĐ Tổng Cty Công nghiệp Tàu thủy-SBIC (trước là Vinashin) nói.

Tại buổi họp báo giới thiệu về Triển lãm quốc tế lần thứ 7 về công nghệ đóng tàu, hàng hải và vận tải (Vietship 2014), sáng 11/2, ông Vũ Anh Tuấn cho biết: “Suốt thời gian dài vừa qua, SBIC đã chào bán các sản phẩm tàu thủy đóng dở dang tại các nhà máy; cũng có một số đối tác đang quan tâm tới”. 

Tuy vậy, ông Tuấn thừa nhận, hiện vẫn đang tiếp tục đàm phán. “Hy vọng tại triển lãm sẽ nhận được nhiều quan tâm của chủ tàu. Cố gắng trong vòng 1 - 2 năm tới giải quyết xong phần hàng tồn; giúp giải quyết nút thắt hàng hóa tại các nhà máy. Sau đó sẽ đóng tàu mới, phát triển dòng sản phẩm mới trong tương lai”, ông Tuấn nói.

Về hoạt động sản xuất, SBIC sau khi đổi tên từ Tập đoàn Vinashin, Tổng GĐ Vũ Anh Tuấn cho hay, hiện thị trường đóng tàu không có nhiều đơn hàng. Do vậy, các đơn vị đang tổ chức lại và tăng cường sản xuất, bàn giao sản phẩm đã ký theo từng công đoạn khách hàng yêu cầu. 

“Chúng tôi cố gắng duy trì hoạt động và năng lực sản xuất cơ bản nhất tại các nhà máy lớn. Đây là nguồn lực cơ sở để khôi phục sản xuất trong thời gian tới”, ông Tuấn nói. Ông cũng kỳ vọng, quá trình tái cơ cấu SBIC sẽ hoàn thành trong năm 2014, tiếp đó là xây dựng đề án cổ phần hóa.

Về các khoản nợ “thời Tập đoàn Vinashin” để lại, lãnh đạo SBIC cho biết, năm 2013, đã giải quyết được một số (khoanh nợ, dãn nợ, đảo nợ - PV). “SBIC sẽ có trách nhiệm trả nợ trong thời gian tới”, ông Tuấn khẳng định.

Triển lãm này dự kiến diễn ra từ 26 - 28/2/2014, tại Hà Nội. Với hơn 200 gian trưng bày của 115 đối tác đến từ nhiều quốc gia.

MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.