Lo sợ COVID-19, nhà đầu tư ồ ạt bán tháo, VN-Index lao dốc thẳng đứng

Lo sợ COVID-19, nhà đầu tư lại ồ ạt bán tháo khiến VN-Index lao dốc thẳng đứng. ảnh minh hoạ
Lo sợ COVID-19, nhà đầu tư lại ồ ạt bán tháo khiến VN-Index lao dốc thẳng đứng. ảnh minh hoạ
TPO - Thông tin về các  bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Đà Nẵng, Quảng Ngãi đã khiến thị trường chứng khoán lao dốc từ đầu phiên giao dịch ngày 27/7. Nhà đầu tư ồ ạt bán tháo khiến VN-Index lao dốc thẳng đứng. 

Đến 10h15 ngày 27/7, chỉ số VN-Indexn còn 800,56 điểm, giảm 28,6 điểm so với cuối phiên giao dịch trước đó. Trên thị trường có tới 342 mã giảm giá, 19 mã đứng giá. Rổ VN30 đồng loạt giảm sâu, chỉ số VN30 giảm tới 25,84 điểm, về mốc 746,4 điểm.

Vn-Index mở cửa mất ngay mốc 800 điểm khi giảm hơn 30 điểm ngay từ đầu phiên, tuy nhiên lực cầu bắt đáy khá mạnh tại các bluechips đã giữ thị trường cân bằng ở vùng 797 điểm.

Các cổ phiếu Bluechip đồng loạt giảm sâu, như VJC, PNJ, SBT, POW giảm hơn 6%, CTD, PLX giảm hơn 5%, MWG, VNM, HDB, STB, VIC, BVH, các cổ phiếu tác động mạnh đến chỉ số đều giảm hơn 4%, GAS, VHM, VRE, CTG, TCB, VCB giảm hơn 3%, lực cầu bắt đáy HPG, FPT khá tốt khiến các mã này chỉ giảm hơn 2%.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm như SHB giảm 6,2%, TPB, VIB giảm hơn 5%, VCB, LPB, HDB giảm hơn 4%. Trong tất cả nhóm ngành, nhóm bất động sản khu công nghiệp sáng nay giữ giá nhất, PHR, SZC chỉ giảm 1%.

Từ khi mở cửa phiên giao dịch buổi sáng, sắc đỏ bao trùm bảng điện tử khiến VN-Index ngày càng lùi sâu dưới mốc tham chiếu, thậm chí có thời điểm bốc hơi gần 40 điểm và đã bật ngược trở lại nhờ lực cầu bắt đáy mạnh. Tuy nhiên, đà bán ra vẫn khá lớn khiến VN-Index không thoát khỏi phiên giảm sâu.

Tính chung, thị trường đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ đáy tháng 3 cho tới nay, mức giảm 4,92%, đồng thời đưa Việt Nam trở thành thị trường giảm mạnh nhất trên thế giới.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.