Lừa thế chấp sổ đỏ để vay vốn cho 'dự án trồng rừng'

Lừa thế chấp sổ đỏ để vay vốn cho 'dự án trồng rừng'
TPO - Bộ Tài chính cho biết đang xuất hiện tình trạng người dân ở nhiều địa phương thế chấp sổ đỏ cho một số công ty để vay vốn “dự án trồng rừng” nhưng thực tế không có nguồn vốn trong nước hay nước ngoài nào cho các dự án nói trên.

Trong thời gian vừa qua, có tình trạng người dân ở nhiều địa phương thế chấp sổ đỏ cho một số công ty để vay vốn “dự án phát quang” và “dự án trồng rừng” từ  nguồn vốn của Chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Công ty này cho biết làm đầu mối “chạy vốn” trồng rừng sẽ được Bộ Tài chính bố trí cho nguồn vốn này…

Bộ Tài chính  cũng xác nhận đã nhận được một số hồ sơ đề nghị vay vốn cho “dự án phát quang” “dự án trồng rừng” do một số tổ chức và cá nhân gửi đến. Sau khi xác minh Bộ Tài chính đã có công văn trả lời chính thức cho các tổ chức và cá nhân này với nội dung khẳng định Chính phủ không có dự án nào về phát quang, trồng rừng và cho đến thời điểm hiện tại không có nguồn vốn nào (kể cả trong nước và ngoài nước) cho mục đích nói trên.

Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, Bộ Tài chính thực hiện công tác quản lý tài chính đối với các nguồn vốn  vay nợ và viện trợ của  nước ngoài, trong đó có các nguồn vốn tài trợ cho lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn nói chung và phát triển nghề rừng nói riêng.

“Hiện tại, có 9 chương trình, dự án trồng rừng sử dụng vốn vay và viện trợ của các Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức phi chinh phủ nước ngoài  đang trong quá trình triển khai, chủ yếu thông qua Bộ NN&PTNT. Trong các dự án này, không có dự án nào có tên là “Phát quang, trồng rừng” nêu trên”- Bộ Tài chính cảnh báo.

Bộ Tài chính cũng khẳng định cho đến nay Bộ không nhận được thông tin chính thức nào về việc có nguồn vốn trong nước hoặc ngoài nước cho dự án phát quang, trồng rừng nói trên.

Đây có thể là trường hợp một số tổ chức, cá nhân lợi dụng các địa phương và người dân có nhu cầu về vốn trồng rùng  với mục đích trục lợi và mang tính lừa đảo. Vì vậy, Bộ Tài chính đã báo cáo các cơ quan chức năng có liên quan để xem xét và xử lý những vụ việc này. 

Trước những thông tin về việc “có nguồn vốn” cho các dự án phát quang, trồng rừng nêu trên, có thể nhằm mục đích lợi dụng các địa phương, tổ chức và người dân có nhu cầu về vốn trồng rừng có tính chất lừa đảo để trục lợi, Bộ Tài chính đã báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền liên quan để xem xét, xử lý và xin cảnh báo các địa phương, các tổ chức và cá nhân cần thận trọng trước những thông tin về việc có những nguồn vốn không minh bạch.

“Trong trường hợp cần thiết, các tổ chức và cá nhân có thể liên hệ trực tiếp với Bộ Kế hoạch và đầu tư hoặc với Bộ Tài chính, trực tiếp là Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại của Bộ Tài chính tại địa chỉ 28, Trần Hưng Đạo, Hà Nội để được giải thích và hướng dẫn”- Bộ Tài chính khuyến cáo.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.