Mắc ca Việt Nam đang sống như thế nào?

TP - Ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, chúng ta không khó để bắt gặp những vườn mắc ca xanh tốt như thế này.  Hiện nay, mắc ca chủ yếu được trồng theo mô hình nhỏ lẻ, quy mô vườn trồng của các hộ gia đình chủ yếu là một vài hécta.

Mắc ca Việt Nam đang sống như thế nào? ảnh 1

Nam Phi đang dựa vào máy móc cơ giới hóa để biến những vùng đất hoang hóa, khô cằn trở thành những trang trại mắc ca rộng lớn.

Úc đang sở hữu bề dày kinh nghiệm trồng và chế biến mắc ca cùng các công nghệ liên quan rất hiện đại. Sản phẩm mắc ca Úc cũng được thị trường quốc tế đặc biệt ưa chuộng. Trung Quốc thì đang là nước mở rộng diện tích trồng mắc ca nhanh chóng với tham vọng trở thành nước sản xuất mắc ca nhiều nhất thế giới. Còn Việt Nam, với sự ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên và khí hậu cùng kinh nghiệm thực nghiệm trồng mắc ca 20 năm, đang có triển vọng phát triển vùng trồng mắc ca chất lượng cao hàng đầu thế giới. Trong ảnh là vườn mắc ca của Công ty Cổ phần Vinamacca ở huyện M’Đrak, Đắk Lắk. Khác với các huyện khác trong tỉnh Đắk Lắk, M’Đrak có chất đất xấu nhất. Thế nhưng vườn cây mắc ca hơn 3 năm tuổi ở đây được các chuyên gia người Úc thừa nhận là có sự phát triển tương đương với cây 4 hay 5 tuổi ở Úc. Ảnh: Khương Việt Hưng.

Mắc ca Việt Nam đang sống như thế nào? ảnh 2

Vinamacca là một trong các đơn vị tiếp nhận hỗ trợ phát triển cây mắc ca theo dự án CARD 037/05VIE từ năm 2004 do Chính phủ Úc tài trợ. Ông Hoàng Tùng, Tổng Giám đốc Vinamacca bên vườn cây giống mắc ca. Hiện nay, Vinamacca là nhà sản xuất cây giống đạt chuẩn lớn nhất tại Việt Nam. Với vườn cây đầu dòng và 3 cơ sở vườn ươm giống mắc ca tại Đắk Lắk, công ty này có năng lực sản xuất tới 2 triệu cây giống mắc ca /năm. Ảnh: Khương Việt Hưng.

Mắc ca Việt Nam đang sống như thế nào? ảnh 3

Vườn cây thực sinh của anh Trương Nguyễn Vĩnh Thới, sinh năm 1984, tại xã Đức Minh, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Vườn có 370 cây trồng trên diện tích 1,2 ha từ năm 2006 do Viện cây trồng Eakmat (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên) cho. Đa số là cây thực sinh, chỉ có một số cây ghép. Cây ra hoa rất tốt nhưng tỉ lệ đậu quả rất thấp. Nhìn cả một vườn cây đẹp mà không có quả cứ như 1 cô gái đẹp nhưng vô sinh. Vườn quy hoạch rất đẹp,  đất bằng phẳng đất đỏ ba zan tốt. Tuy nhiên, năm 2014 (là năm thứ 8 của cây mắc ca), tổng thu hoạch chỉ là 6 tạ hạt mắc ca. Tương ứng với mỗi cây chỉ được có 1,62 kg hạt (Trong khi với cây 8 năm tuổi, sản lượng trung bình phải đạt tới 5-10kg). Chỉ có giống tốt, vị trí trồng phù hợp, kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cộng với cách thức lập kế hoạch kinh doanh với tầm nhìn dài hạn là lời giải cho bài toán mắc ca của mỗi hộ dân cũng như doanh nghiệp. Ảnh: Khương Việt Hưng.

Mắc ca Việt Nam đang sống như thế nào? ảnh 4

Cũng tại tỉnh Đắk Lắk, cách vườn cây mắc ca trên khoảng 70km về phía Tây Bắc là vườn mắc ca của ông Đinh Kim Thu tại xã Xuân Lộc, huyện Krông Năng. Đây là hộ nông dân trồng mắc ca theo chương trình thí điểm của Bộ NN&PTNT trong 11 năm qua. Vài năm gần đây, khu vườn vỏn vẹn 1ha của ông đã mang lại doanh thu 300 triệu đồng trong 1 năm, trong đó, chi phí chỉ chiếm 10%. Vườn ông Thu trồng đến 11 giống mắc ca khác nhau, nhưng chủ yếu là giống OC. Giống mắc ca này, do quả chín trên cây mà không tự rụng, nên không được nhiều các nước phát triển mắc ca ưa chuộng. Tuy nhiên, ông Thu vẫn hài lòng với thu nhập từ vườn mắc ca hiện nay, giúp ông có một cơ ngơi khang trang và một cuộc sống dư dả. Ảnh: Khương Việt Hưng.

Mắc ca Việt Nam đang sống như thế nào? ảnh 5 Trong năm 2015, Công ty Him Lam đã tiến hành xây dựng 2 vườn ươm cây giống (với tổng diện tích hơn 20 ha) tại huyện Đơn Dương và huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.  Năng lực cung ứng mỗi vườn ươm khoảng gần 1 triệu cây giống/năm. Him Lam cũng đã tiến hành khảo sát khí hậu, thổ nhượng và các nông hộ tại tỉnh Lâm Đồng. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ phù hợp trồng cây mắc ca tại Lâm Đồng là khoảng 63,5 nghìn ha. Đồng thời, qua việc phát trên 1.000 phiếu điều tra thông tin thì kết quả cho thấy có đến 48% tỉ lệ người dân sẵn sàng trồng mắc ca khi được hưởng các ưu đãi về vốn, hỗ trợ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm… Ảnh: Khương Việt Hưng.

Mắc ca Việt Nam đang sống như thế nào? ảnh 6

Quảng Trị vốn là mảnh đất đón gió Lào cát bỏng, nhưng riêng tiểu vùng Khe Sanh - Hướng Hóa lại được tự nhiên ban tặng cho một diện tích đất đỏ bazan màu mỡ ở cao độ khoảng 700m so với mực nước biển có khí hậu quanh năm mát mẻ giống như thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Nhà máy chế biến mắc ca của ông Trí và các cộng sự được khởi công từ đầu năm nay tại Khu kinh tế mở Lao Bảo cho tới tháng 12/2015, đã hoàn thành 90% hạng mục. Để hạt mắc ca trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực và giá trị cao của Việt Nam, bên cạnh sự đầu tư quy mô lớn, bài bản của các doanh nghiệp, cần thêm cú hích từ phía chính sách, đặc biệt là các cơ quan chủ quản vốn và nông nghiệp…Ảnh: Khương Việt Hưng.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Đối tượng Thành tại cơ quan công an.
Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố
TPO - Ngày 19/4, Công an thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Phạm Trung Thành (SN 2000, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng) về hành vi “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.