Mủ thô rớt giá, nông dân đua nhau chặt bỏ cây cao su

Mủ thô rớt giá, nông dân đua nhau chặt bỏ cây cao su
TP - Mủ cao su liên tục rớt giá trong thời gian gần đây khiến nông dân nhiều vùng ở TT-Huế không còn mặn mà với loài cây công nghiệp một thời được mệnh danh là “vàng trắng” của tỉnh này. Theo ngành nông nghiệp tỉnh, cây cao su bị chặt hạ chủ yếu diễn ra tại các vùng chuyên canh như Hương Trà, Nam Đông.

Ngoài chặt cao su để trồng cây non thay thế, nhiều hộ nông dân đành hạ bỏ loài cây này để chuyển sang chuyên canh sắn công nghiệp, keo lấy gỗ..., do giá thu mua mủ thô cao su trên địa bàn thời gian gần đây xuống rất thấp, chỉ khoảng 5.000 đồng/kg. 

Tại thị xã Hương Trà, từ năm 2013 đến nay, nông dân chặt bỏ trên 51 ha rừng cao su già, gãy đổ, ít cho mủ để bán cho thương lái làm gỗ tạp. Tuy nhiên, người dân không mấy mặn mà với việc khôi phục lại diện tích bị chặt bỏ, chỉ có khoảng 31ha cao su được trồng mới, phần đất còn lại chuyển sang trồng các loại cây khác.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.