Bộ Công Thương lấy ý kiến sửa Luật Cạnh tranh:

Nâng Cục Quản lý Cạnh tranh thành cơ quan thuộc Chính phủ

TPO - Cùng với các phương án sửa đổi quy định liên quan đến kiểm soát tập trung kinh tế, Bộ Công Thương cũng đưa ra phương án đề xuất sẽ nâng vị thế cơ quan cạnh tranh là cơ quan thuộc Chính phủ thay vì thuộc Bộ như hiện nay.

Ngày 5/4, Bộ Công Thương cho biết đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai xây dựng Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) để lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm hoàn thiện dự thảo Luật.

Theo Bộ Công Thương, sau hơn mười năm thực thi Luật Cạnh tranh, trên thị trường đã xuất hiện nhiều hành vi cạnh tranh như thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường tiêu thụ sản phẩm hay các giao dịch mua bán, sáp nhập được thực hiện ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng đã có những ảnh hưởng nhất định tới thị trường Việt Nam.

Ví dụ như một số nhà sản xuất, phân phối và nhập khẩu hàng tiêu dùng có thể thỏa thuận ấn định giá xuyên biên giới để tăng giá bán tại thị trường nội địa Việt Nam (thỏa thuận hạn chế cạnh tranh), gây tác động bất lợi tới người tiêu dùng và các doanh nghiệp không trực tiếp tham gia vào thỏa thuận đó.

Cùng đó, nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập (tập trung kinh tế) có giá trị giao dịch lớn được thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có tác động tới thị trường Việt Nam như thương vụ Tập đoàn Abbott mua lại Công ty dược phẩm CFR; Tập đoàn Boehringer Ingelheim International mua lại Sanofi SA trong lĩnh vực thuốc thú y; Tập đoàn Central Group (Thái Lan) mua lại Hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam…

Theo Bộ Công Thương, mặc dù trên thị trường đã xuất hiện nhiều hành vi phản cạnh tranh như trên và công luận cho thấy cần có sự can thiệp và điều chỉnh của cơ quan cạnh tranh. Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện hành chưa có đầy đủ căn cứ pháp lý điều chỉnh các loại hành vi thực hiện ở ngoài lãnh thổ. Vì vậy, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với những hành vi cạnh tranh diễn ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có tác động hạn chế cạnh tranh tới môi trường kinh doanh của Việt Nam là cần thiết nhằm bảo vệ cạnh tranh trên thị trường Việt Nam.

Trong dự thảo, Bộ Công Thương đưa ra nhiều phương án sửa đổi luật để lấy ý kiến. Trong đó có phương án mở rộng thêm phạm vi điều chỉnh bao gồm cả các hành vi cạnh tranh diễn ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có tác động hoặc có khả năng gây tác động tới môi trường cạnh tranh, kinh doanh của Việt Nam. Những vấn đề khác như kiểm soát tập trung kinh tế, mô hình và địa vị pháp lý của cơ quan cạnh tranh cũng được kiến nghị sửa đổi trong lần này. Đáng chú ý, Bộ Công Thương đưa ra phương án đề xuất sẽ nâng vị thế cơ quan cạnh tranh là cơ quan thuộc Chính phủ và do Chính phủ thành lập thay vì thuộc Bộ Công Thương như hiện nay.

Về đối tượng áp dụng, dự kiến Luật Cạnh tranh sẽ có những điều chỉnh áp dụng với cả những hành vi của các cơ quan, cá nhân, nhất là các cá nhân có ảnh hưởng đến cộng đồng, các tổ chức phi kinh doanh gây ra. Theo đó, bất kỳ hành vi nào gây tổn hại đến cạnh tranh và trái với pháp luật đều phải bị xử lý mà không phụ thuộc vào việc chủ thể thực hiện hành vi có chức năng kinh doanh hay không.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.