Nền kinh tế thế giới ngày càng biến động khó dự báo

Nền kinh tế thế giới ngày càng biến động khó dự báo
Phân tích những biến động trên thị trường chứng khoán thế giới mới đây, báo Mỹ Washington Post số ra ngày 8/3 cho rằng nền kinh tế thế giới có thể ngày càng có những biến động khó dự báo.
Nền kinh tế thế giới ngày càng biến động khó dự báo ảnh 1
Chứng khoán Mỹ trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất sau khủng bố 11/9/2001. Ảnh: Reuters.

Tuần qua, thị trường chứng khoán Mỹ mất khoảng 900 tỷ USD trị giá, tương đương 5% tổng giá trị thị trường này . Với tỷ lệ thất nghiệp 4,6%, kinh tế Mỹ khó bị xem là ốm yếu và nền kinh tế toàn cầu được xem là có sự tăng trưởng tốt nhất trong vòng 25 năm qua.

Tuy nhiên, các thị trường chứng khoán trên thế giới vẫn cứ sụt giá và lòng tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng bị lung lay.

Bài báo cho rằng tình hình này có thể xuất phát từ 2 khả năng :

Một là chứng khoán có thể đánh tín hiệu về một tương lai đen tối hơn. Kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc và thậm chí trượt vào suy thoái như dự đoán của cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) A-lan Grin-xpen (Alan Greenspan). Lợi nhuận kém đi và do vậy chứng khoán giảm giá. Thị trường nhà cửa ở Mỹ tiếp tục đóng băng và thậm chí còn tụt giảm và sức tiêu dùng, chiếm hơn 2/3 nền kinh tế, có thể yếu đi.

Hai là cũng có thể thị trường tài chính toàn cầu bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, ngoại tệ...đơn thuần biến động tiêu cực do tâm lý chung của đám đông. Các nhà đầu tư bán ra vì cho rằng những người khác cũng đang bán, thậm chí ngay cả khi giá cổ phiếu của Mỹ không bị định giá quá cao, giống như trường hợp xảy ra cuối những năm 90 của thế kỷ trước.

Nhiều nhà phân tích kinh tế thế giới còn cho rằng sự tụt giảm trên thị trường chứng khoán toàn cầu vừa qua cũng có thể do vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Trung Quốc quá nhỏ để có những tác động lớn xét trên bình diện toàn cầu. Tính đến hết năm 2006, trị giá chứng khoán của Trung Quốc là 1.400 tỷ USD, bằng chưa đầy 10% thị trường Mỹ. Nhưng cũng rất có thể số lượng người Trung Quốc có chứng khoán bị thua lỗ nhiều đến mức đủ để có thể tác động tiêu cực tới nền kinh tế nước này.

Tác giả bài báo nhấn mạnh ở Mỹ, nhiều người dân cảm thấy bất an về kinh tế mặc dù nền kinh tế nước này đang trở nên ổn định hơn. Những yếu tố gây bấp bênh thường xuyên bắt nguồn từ sự mở rộng hoặc thu hẹp doanh nghiệp, cạnh tranh lớn hơn giữa các công nghệ đang nổi lên hoặc các nền kinh tế nước ngoài, sự biến động về giá chứng khoán.

Nhưng chính những điều chỉnh thay đổi nhỏ này lại có thể tạo cho chu kỳ kinh doanh vận hành một cách suôn sẻ, giảm thiểu sự suy thoái và đổ vỡ chứng khoán. Với quan điểm này thì những biến cố vừa qua trên thị trường chứng khoán có thể được xem là lành mạnh.

Tuy nhiên, đối với nhiều nhà quan sát, hệ thống tài chính toàn cầu đã bị đầu cơ ở một mức nguy hiểm với nhiều nhà đầu tư thận trọng hơn và chuyển sang những hình thức đầu tư an toàn hơn như trái phiếu hoặc ngoại tệ hơn là cổ phiếu và điều này dẫn tới việc cổ phiếu bị sụt giá.

Những mất cân bằng lớn hiện nay trong thương mại toàn cầu và dòng chảy vốn có thể sẽ dẫn tới những bất ổn. Một điều nữa gây tâm lý bất ổn là thị trường tài chính toàn cầu dường như ngày càng đồng điệu và hiện tượng mới này có nghĩa là các biến cố tốt cũng như xấu có thể sẽ gây những phản ứng dây chuyền trên toàn cầu.

Theo TTXVN/Washington Post

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.