Ngân hàng dè dặt công bố lợi nhuận

Ngân hàng dè dặt công bố lợi nhuận
TP - Tốc độ giải ngân chậm, vốn huy động ứ thừa, áp lực trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu lớn, khiến hoạt động của nhiều ngân hàng hết sức khó khăn. Việc kinh doanh của các ngân hàng 6 tháng đầu năm bi đát so với cùng kỳ năm trước.

> Ngân hàng MHB gia tăng tiện ích cho khách hàng
> Ngân hàng MHB với sứ mệnh kép

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Theo các chuyên gia, một yếu tố khiến lợi nhuận của các ngân hàng giảm mạnh là do chênh lệch lợi nhuận tiền gửi và cho vay giảm mạnh (chỉ còn 3,5%-3%). Dù rất nỗ lực xoay chuyển tình hình bằng cách chuyển sang khai thác lĩnh vực bán lẻ, nhưng đây cũng là bài toán không dễ với các ngân hàng do mảng thị trường này đang có cả trăm tổ chức tín dụng cùng khai thác.

Việc ngân hàng rơi vào tình trạng khủng hoảng “thừa tiền”, nguyên Thống đốc NHNN- TS Cao Sỹ Kiêm cho rằng, báo cáo của NHNN cho thấy, lượng vốn tăng thêm của toàn hệ thống đạt xấp xỉ 200.000 tỷ đồng, lượng vốn tín dụng tăng 70.000 tỷ đồng. Chênh lệch giữa tiền gửi vào và cho vay ra lên tới gần 130.000 tỷ đồng. Với lượng vốn thừa trên cho thấy việc các ngân hàng đạt được lợi nhuận hẻo trong các tháng đầu năm là điều dễ hiểu.

Vị Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ này cũng cho rằng, vấn đề lớn nhất với các ngân hàng hiện nay cũng như từ nay đến cuối năm là giải bài toán vay để làm gì? Sức khoẻ các doanh nghiệp đều trong tình trạng “không ổn định”; trong khi sức ép phá sản, ngừng hoạt động của doanh nghiệp do tác động của sức mua kém ngày càng gia tăng.

Những yếu tố này khiến thị trường không có đầu ra. “Giờ hàng loạt doanh nghiệp khi vay tiền đều phải tính toán đến câu chuyện hàng tồn kho cao, đầu ra sản phẩm không có. Tình hình này sẽ kéo dài đến cuối năm. Đây là vấn đề lớn đối với các ngân hàng trong việc đạt được kế hoạch lợi nhuận đề ra”, ông Kiêm nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG