Ngân hàng, nhà mạng bắt tay 'kích' thanh toán điện tử

Ngân hàng, nhà mạng bắt tay 'kích' thanh toán điện tử
Nhà mạng nhờ ngân hàng thu cước cước hộ, tặng quà, khuyến mại khi nạp thẻ. Còn ngân hàng bắt tay với hãng viễn thông cung cấp dịch vụ chuyển tiền, nhắm tới địa bàn vùng sâu vùng xa.

Ngân hàng, nhà mạng bắt tay 'kích' thanh toán điện tử

Nhà mạng nhờ ngân hàng thu cước cước hộ, tặng quà, khuyến mại khi nạp thẻ. Còn ngân hàng bắt tay với hãng viễn thông cung cấp dịch vụ chuyển tiền, nhắm tới địa bàn vùng sâu vùng xa.

Ngân hàng, nhà mạng bắt tay 'kích' thanh toán điện tử ảnh 1
 

Ngân hàng và các mạng di dộng cũng là hai thành viên tích cực trong thời gian qua tham gia đẩy mạnh lĩnh vực thanh toán điện tử. Một năm trở lại đây, dịch vụ thu hộ cước điện thoại, nạp tiền trả trước qua ngân hàng thay vì giao dịch tiền mặt tốn kém chi phí được hai "nhà" (nhà mạng, nhà băng) ưu tiên phát triển. Thời trước, chỉ có nhà mạng tung ra chương trình khuyến mại cho đại lý sim, thẻ thì nay, các nhà băng cũng tham gia. Khách hàng sẽ được chiết khấu nếu thanh toán cước trả sau sớm hoặc được khuyến mại khi nạp thẻ trả trước qua ngân hàng.

Gần đây, sự gắn kết của "hai nhà" còn được thể hiện qua dịch vụ chuyển tiền mà Vinaphone và Vietcombank đang triển khai. Từ đầu tháng 7, Vinaphone ra mắt dịch vụ chuyển tiền di động Momo. Đây là dịch vụ chuyển tiền nhỏ được phát triển trên nền tảng ví điện tử MoMo, giúp cho các đại lý cung cấp dịch vụ của Vinaphone có thể trở thành các điểm giao dịch chuyển tiền.

Một đại diện của Vinaphone tiết lộ, từ nay đến 30/9, khách hàng sẽ được miễn 100% phí gửi tiền qua Momo. Địa bàn được hưởng khuyến mại bao gồm: TP HCM và khắp các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Kiên Giang, Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu... Thông thường, phí chuyển tiền mỗi lần qua MoMo là 10.000 đồng cho giao dịch chuyển một triệu đồng.

Một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cho rằng, cách làm hiện nay của Vinaphone và Vietcombank cho thấy họ đã nhìn ra "điểm yếu" của thanh toán không dùng tiền mặt tại các vùng sâu, vùng xa, nông thôn - những nơi mà dịch vụ ngân hàng gần như vẫn chưa thực sự dễ gần với người dân. "Hệ thống các điểm giao dịch MoMo được triển khai đến tuyến xã dựa trên hệ thống phân phối sẵn có của nhà mạng. Vì thế, nhiều người sẽ không cần phải đạp xe vài km lên thị xã để gửi tiền vào ngân hàng. Theo giới thiệu, chỉ sau một phút là người nhận đã có thể đến điểm giao dịch để lấy tiền rồi", vị này chia sẻ.

Tuy nhiên, Momo là dịch vụ chuyển tiền nhỏ, do đó hạn mức tối đa chỉ là 5 triệu đồng. "Đây là quy định của Ngân hàng Nhà nước với những dịch vụ chuyển tiền không phải trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong tương lai gần, quy định này có thể không còn phù hợp và là một hạn chế với Momo", chuyên viên pháp chế một ngân hàng đánh giá. Theo vị này, nếu muốn mở rộng đối tượng khách hàng, các dịch vụ chuyển tiền kiểu Momo cần nới hạn mức lên vì nhu cầu của người dùng sẽ ngày một lớn.

Sắp tới, Vinaphone dự kiến sẽ triển khai trên toàn quốc thay vì chỉ 9 tỉnh phía nam như hiện nay. "Hai 'nhà' nên tập trung vào các thành phố lớn - nơi có lượng sinh viên, công nhân học tập và làm việc xa nhà nhiều. Đồng thời, phải đẩy mạnh địa bàn tại các miền quê xa xôi", một chuyên gia viễn thông đưa ra lời khuyên. Vị này cũng dẫn một thống kê chưa chính thức gần đây cho biết, Việt Nam hiện có 16 triệu người lao động di cư thường xuyên gửi tiền về nhà giúp gia đình. "Cộng thêm hàng triệu sinh viên nữa, đây mới là khách hàng mục tiêu của họ", vị này phân tích.

P.T

Theo Quảng cáo
MỚI - NÓNG