Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá thêm 1%

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Tỷ giá liên ngân hàng bắt đầu tăng từ ngày 7/1/2015, đưa mức trần mua bán tại các ngân hàng lên 21.673 đồng đổi một đôla.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chiều 6/1 công bố điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ, từ mức 21.246 đồng hiện nay lên 21.458 đồng. 

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng là tham chiếu cho các ngân hàng khi xây dựng giá mua bán tại hệ thống của mình. Với biên độ tỷ giá hiện hành +/-1% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng, các ngân hàng có thể giao dịch trong khoảng 21.243 - 21.673 đồng đổi một đôla Mỹ. Việc điều chỉnh tỷ giá bắt đầu áp dụng từ ngày 7/1.

Việc điều chỉnh tỷ giá lần này được lý giải nhằm thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ ngày 3/1/2015, theo đó Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để chủ động kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế..., điều hành tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ.

Trong năm 2014, tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 1%, thấp hơn so với mức cam kết của Ngân hàng Nhà nước (2-3%). Ngân hàng Nhà nước nhận định sau hơn 6 tháng duy trì ổn định ở mức 21.246 VND/USD, việc điều chỉnh lần này nhằm chủ động dẫn dắt thị trường, phù hợp với diễn biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế, tạo sự ổn định vững chắc cho thị trường ngoại tệ.

"Ngân hàng Nhà nước sẽ đảm bảo thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ trên mặt bằng giá mới", cơ quan này tuyên bố.

Theo Kỳ Duyên

Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.