Ngân hàng vẫn khát huy động vốn

Ngân hàng vẫn khát huy động vốn
TPO - Câp nhật diễn biến thị trường tiền tệ  tuần qua của SSI cho thấy, lãi suất liên ngân hàng trên cả thị trường dân cư và tổ chức đều ổn định, trong khi đó nhiều ngân hàng có hiện tượng mua chéo trái phiếu của nhau trên thị trường nhằm cân đối nguồn vốn trung dài hạn và tìm kiếm cơ hội huy động vốn.

Tuần qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thu hẹp quy mô phát hành tín phiếu qua đó bơm ròng 11.000 tỷ đồng qua kênh này, lượng tín phiếu lưu hành giảm xuống còn 39.000 tỷ đồng. Kênh OMO không phát sinh giao dịch, lượng OMO lưu hành duy trì ở mức 0. Lãi suất trên liên ngân hàng tăng nhẹ lên 3.08%/năm với kỳ hạn qua đêm và 3.2%/năm với kỳ hạn 1 tuần, chênh lệch lãi suất VND-USD ở mức 0.7%/năm.

Lãi suất huy động thị trường 1 ổn định ở mức 4.1%-5.5%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, từ 5.5-7.55%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng, 6.4-8.0%/năm với kỳ hạn 12 và 13 tháng. Cá biệt, một số ngân hàng có thị phần huy động nhỏ áp dụng mức lãi suất 8-8.2%/năm với kỳ hạn từ 9 đến 13 tháng, có điều chỉnh tăng so với giai đoạn trước.

Theo báo cáo tài chính bán niên của 18 ngân hàng thương mại (NHTM) niêm yết, đến hết tháng 6/2019, cho vay khách hàng tăng 8.2% trong khi tiền gửi khách hàng chỉ tăng 7.4%. Nếu tính tổng nguồn vốn huy động (gồm tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá), mức tăng trưởng là 8.4%.

Tổng lượng giấy tờ có giá (GTCG) đã phát hành của 18 NHTM niêm yết tại 30/6/2019 là 340.5 nghìn tỷ đồng, tăng 71 nghìn tỷ đồng – tương đương 21% so với tại cuối 2018. Tuy nhiên, tổng lượng trái phiếu các tổ chức tín dụng mà những ngân hàng này nắm giữ cũng tăng thêm 56.5 nghìn tỷ đồng nên không loại trừ giả thiết các NHTM đang mua chéo trái phiếu của nhau để tăng quy mô, tỷ trong huy động vốn trung và dài hạn. Vì thế, nhu cầu huy động tiền gửi từ khách hàng vẫn ở mức cao.

Tỷ giá bình yên trong tâm bão

 Về tỷ giá, trong bối cảnh các đồng tiền bị gây bão đều mất giá thì theo thống kê, VND  vẫn có một tuần khá yên ả khi tỷ giá giao dịch giảm 25 đồng/USD trên ngân hàng và tăng nhẹ ở thị trường tự do, 20 đồng/USD ở chiều mua vào, 25 đồng/USD ở chiều bán ra.

Mức tỷ giá này tương đương với tỷ giá tại cuối năm 2018, VND trở thành một trong những đồng tiền có mức biến động thấp nhất so với USD kể từ đầu năm đến nay. Tỷ giá trung tâm tăng thêm 12đ/USD, lên mức 23.102đ/USD, tăng 1.21% và tiến sát tới tỷ giá mua vào của NHNN.

Thị trường vàng có vẻ nhạy cảm hơn với sức nóng từ thị trường thế giới khi giá vàng trong nước bật tăng mạnh và cùng chạm đỉnh 6 năm. Chỉ trong tuần vừa qua, giá vàng thế giới và trong nước đã tăng lần lượt là 3.59% và 4.68% do tâm lý e ngại rủi ro gia tăng.

Trong tháng 7, NHNN hút ròng 35 nghìn tỷ đồng trên thị trường mở nhưng thanh khoản ổn định cùng với giao dịch mua vào ngoại tệ đã hỗ trợ nguồn cung VND. Lãi suất trên liên ngân hàng  liên tục sụt giảm từ mức 4.01%/năm cuối tháng 6 về sát mức 3%/năm đối với kỳ hạn qua đêm và rơi xuống dưới mức này sau khi NHNN giảm 0.25%/năm với lãi suất tín phiếu kỳ hạn 7 ngày xuống còn 2.75%/năm vào ngày 19/7/2019.  

Lãi suất huy động ổn định ở mức 4.1%-5.5%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, từ 5.5-7.55%/năm với kỳ hạn 6- dưới 12 tháng, 6.4-7.9%/năm với kỳ hạn 12 và 13 tháng ngoại trừ một vài điều chỉnh trái chiều ở số ít ngân hàng.

MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.