Ngành ngân hàng: Đằng sau những con số 'khủng' về lợi nhuận

Ngành ngân hàng: Đằng sau những con số 'khủng' về lợi nhuận
Dù tỷ lệ nợ xấu cao, lợi nhuận của năm 2011 của hầu hết các ngân hàng đều sụt giảm song, nhìn những con số thu nhập của cán bộ trong ngành ngân hàng, không ít người phải "ghen tị”.

Ngành ngân hàng: Đằng sau những con số 'khủng' về lợi nhuận

Dù tỷ lệ nợ xấu cao, lợi nhuận của năm 2011 của hầu hết các ngân hàng đều sụt giảm song, nhìn những con số thu nhập của cán bộ trong ngành ngân hàng, không ít người phải "ghen tị”.

Ngành ngân hàng vẫn dẫn đầu về mức lợi nhuận trong năm 2011
Ngành ngân hàng vẫn dẫn đầu về mức lợi nhuận trong năm 2011. Ảnh: Hoàng Long (Đại Đoàn Kết)

Gia tăng tỷ lệ nợ xấu

Kết quả công bố nợ xấu ngành ngân hàng năm 2011 được Ngân hàng Nhà nước đưa ra cho thấy, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành năm qua là 3,39%, tăng 1,2% so với năm 2010. Con số này, theo các chuyên gia kinh tế, vẫn chưa hoàn toàn phản ảnh đúng thực chất tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng. Bởi nếu phân loại nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam còn tăng lên 3 – 4 lần.

Nhưng dù có dùng tiêu chí nào đi nữa, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng trong nước đã và đang diễn biến theo mức độ ngày một gia tăng. Nguyên nhân đã được các chuyên gia đưa ra mổ xẻ, đánh giá trên nhiều diễn đàn, trên mặt báo, hội thảo... và được "gút” lại bởi hai nguyên nhân chính: Tăng trưởng nóng và đặc biệt, lãi suất năm 2011 cao khiến nhiều doanh nghiệp, cá nhân không thể trả nợ.

Đó là hai lý do chính khiến cho tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng tăng cao. Tỷ lệ nợ xấu cao của năm 2011 tiếp tục sẽ là mối đe dọa cho ngành ngân hàng sang năm 2012.

Điều này có thể nhìn thấy rõ khi mới đây, một số ngân hàng thương mại bất đắc dĩ đã phải đứng ra báo lỗ với mức lỗ lên tới hàng chục tỷ đồng. Và với những gì đã và đang diễn ra trong hoạt động của ngành ngân hàng, một chuyên gia tài chính – ngân hàng còn khẳng định: Số ngân hàng báo lỗ có lẽ sẽ còn tăng lên nữa khi mà tỷ lệ nợ xấu vẫn tiếp tục gia tăng. Và giới chuyên gia còn lo ngại, những phản ánh trên sổ sách về vấn đề nợ xấu của các ngân hàng thương mại vẫn chưa thực sự là con số chính xác.

Đó còn chưa kể đến những yếu kém, bất cập về dịch vụ, cạnh tranh đồng vốn không lành mạnh giữa các ngân hàng trong năm 2011... cũng là yếu tố dẫn đến việc sinh lời thấp, thua lỗ của các ngân hàng. Với thực tế nói trên, các chuyên gia dự báo, năm 2012 sẽ không phải là năm "mưa thuận gió hòa” đối với ngành ngân hàng.

Nghịch lý: Nợ xấu cao, thu nhập "khủng”

Tuy nhiên, có một nghịch lý là, dù gặp nhiều khó khăn và thực tế đã bị những yếu tố khách quan và cả yếu tố chủ quan (như đã đề cập ở trên) kiềm chế sự tăng trưởng trong suốt năm 2011, nhưng trên thực tế, nhiều ngân hàng vẫn có khả năng mở rộng quy mô. Và đặc biệt, mức thu nhập của cán bộ ngành ngân hàng khi được công bố ra khiến các ngành khác phải ganh tị.

Báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội công bố giữa tháng 1-2012 cho thấy, với viên chức quản lý, cán bộ ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm được trả lương cao nhất, trung bình gần 16 triệu đồng/người, gấp 1,5 lần so với công nghiệp khai thác, chế biến và gấp đôi ngành xây dựng.

Số liệu từ báo cáo tài chính quý IV- 2011 của một số ngân hàng vừa công bố hé mở mức thu nhập cực "khủng” của nhân viên thuộc ngành ngân hàng. Cụ thể, thu nhập bình quân hàng tháng của nhân viên Vietcombank quanh mức 22,4 triệu đồng, Vietinbank 20,76 triệu đồng, ACB khoảng 16 triệu đồng và Eximbank từ 7 - 8 triệu đồng...

Còn báo cáo tài chính 2011 chưa kiểm toán của ngân hàng "mẹ” Sacombank cho thấy, thu nhập bình quân của Sacombank ở mức khoảng 14,7 triệu đồng/người/tháng...

Mức lương "khủng” là một chuyện, nhiều ngân hàng còn liên tiếp mở rộng quy mô hoạt động trong khi các doanh nghiệp thuộc các ngành khác thì phải co hẹp, thậm chí phải giảm nhân công.

Dù hiện tại chưa có những con số chính thức về mức thu nhập cũng như báo cáo tài chính của năm 2011, (kết quả báo cáo tài chính ngành ngân hàng sẽ được công bố vào giữa tháng 4-2012) song, cho đến thời điểm này, với kết quả lợi nhuận đã được một số ngân hàng công bố, có thể thấy, ngành ngân hàng vẫn dẫn đầu về mức lợi nhuận trong năm 2011.

Cụ thể, Vietinbank có mức lợi nhuận 2011 lên tới hơn 8.100 tỷ đồng (tăng 76% so với năm 2010, đạt 159% kế hoạch) - cao nhất trong số các ngân hàng thương mại, đây cũng sẽ là ngân hàng có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong ngành ngân hàng.

Vietcombank với mức lợi nhuận công bố là 5.700 tỷ đồng năm 2011, tăng 4% so với năm 2010 và cũng là ngân hàng được dự báo có mức thu nhập thuộc top "khủng”.

Chỉ đưa ra một vài con số nói trên, có thể thấy, trái ngược với những khó khăn mà các ngành khác của nền kinh tế gặp phải trong năm 2011, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành ngân hàng dường như lại là ngành được hưởng lợi lớn hơn cả. Và điều này càng khiến dư luận phải đặt dấu hỏi: Với những con số lợi nhuận cao, thu nhập "khủng” như vậy liệu sự gia tăng về tỷ lệ nợ xấu có khiến các ngân hàng phải xem lại thực lực hoạt động của chính mình?

Và hơn hết cả, điều dư luận quan tâm lúc này là câu chuyện về sự chia sẻ của các ngân hàng với doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp quá nhiều khó khăn như vừa qua và cả trong thời gian tới: Có bất công không khi một bên thì hưởng những lợi nhuận lớn như vậy, còn một bên thì hàng ngày, hàng giờ phải công bố những con số thu hẹp sản xuất, giảm nhân công và cả những nguy cơ khi đứng bên bờ vực phá sản (?)

Theo Duy Phương
Đại Đoàn Kết

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.