Ngành than đang bước qua ‘vũng lầy’

Ngành than đang bước qua ‘vũng lầy’
Tình hình sản xuất trong quý III/2013 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN (Vinacomin) - gặp khá nhiều trắc trở do thị trường than tiêu thụ giảm mạnh, tồn kho lớn, giá bán thấp, thuế xuất khẩu tăng và thêm nguyên nhân bất lợi do thời tiết mưa kéo dài... đã khiến ngành than không ít lao đao.

Ngành than đang bước qua ‘vũng lầy’

> Cty than Dương Huy đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba
> EVN trả 2.000 tỷ đồng cho PVN và Vinacomin

Tình hình sản xuất trong quý III/2013 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN (Vinacomin) - gặp khá nhiều trắc trở do thị trường than tiêu thụ giảm mạnh, tồn kho lớn, giá bán thấp, thuế xuất khẩu tăng và thêm nguyên nhân bất lợi do thời tiết mưa kéo dài... đã khiến ngành than không ít lao đao.

Ngày 10/10, tại TP.Hạ Long, lãnh đạo Tập đoàn Vinacomin cho biết, bước sang quý IV, tiêu thụ than theo kế hoạch sẽ đạt hơn 39 triệu tấn, sẽ giúp ngành than năm 2013 vượt qua khó khăn.

 Duy trì việc làm, đời sống NLĐ
Duy trì việc làm, đời sống NLĐ.

Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh quý III và 9 tháng của năm 2013, Vinacomin nhận định: Than tồn kho ước còn 7,8 triệu tấn; bóc đất đá thực hiện trên 150 triệu mét khối (bằng 61% KH năm và 83% so cùng kỳ); đào lò thực hiện 258.000m và chỉ bằng 68% KH năm... Các ngành khác như khoáng sản, điện, cơ khí được xem như có sự ổn định, giữ đủ việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, sản xuất, kinh doanh than vẫn là ngành trụ cột của Vinacomin, nên hoạt động này sụt giảm mạnh trong quý III đã làm “hệ thống” của tập đoàn thực sự khó khăn.

Để duy trì việc làm cho hàng vạn người lao động, tiền lương, thu nhập cho mỗi người phải thuyên giảm, đạt 7,2 triệu đồng/người/tháng (bằng 93% KH và thu nhập của năm 2012). Theo lãnh đạo tập đoàn, trong đó, khối thợ lò bằng mọi giá duy trì đủ thu nhập, và cá biệt một số đơn vị có mức tăng hơn năm trước; riêng khối khai thác lộ thiên, lao động mặt bằng thu nhập, ngày công bắt buộc phải giảm do tiêu thụ khó khăn và thời tiết bất lợi...

Lý giải cho những khó khăn này, Vinacomin cho rằng: Thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới do các hộ SXKD chưa thoát khỏi khủng hoảng; tiêu thụ cho than cho điện trong quý III sụt giảm nghiêm trọng do mưa liên tục trong nhiều tháng, dẫn đến giảm phát nhiệt điện và tăng thủy điện; thuế XK tăng từ 10 lên 13%... khiến cho tiêu thụ của quý này chỉ đạt 15,6% KH năm (bình quân 2,2 triệu tấn/ 3,6 triệu tấn thực hiện 6 tháng đầu năm). Nhiều đơn vị sản xuất than trực tiếp trong tập đoàn gặp phải khó khăn về tài chính do hạch toán lỗ, tiền lương chưa đạt kế hoạch; riêng các đơn vị dịch vụ, SXKD khác lỗ dài kỳ như: Vận tải thủy, Đầu tư TMDV, GEOSIMCO, Địa chất mỏ, Cơ khí đóng tàu... làm cho một bộ phận người lao động thiếu việc làm thường xuyên.

Quý IV, đẩy mạnh tiêu thụ than

Ông Lê Minh Chuẩn - Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinacomin - cho biết: Mục tiêu quý IV, lượng than tiêu thụ mà tập đoàn đặt ra là khoảng 11 triệu tấn than, như vậy KH tiêu thụ cả năm trên 39 triệu tấn là có thể thực hiện được. Hiện tại, Vinacomin đã nhận đủ các đơn hàng (cả trong nước và xuất khẩu), tuy nhiên theo ông Chuẩn, điều lo ngại nhất là sự “thất thường” từ một số khách hàng là những nhà máy điện, bởi họ có thể thay đổi, cắt giảm mua than bất kỳ lúc nào.

Trong quý IV, lãnh đạo Vinacomin đặt mục tiêu hàng đầu là tiêu thụ than. Nếu đạt con số tiêu thụ 39 triệu tấn cả năm và hơn nữa thì ngành than mới kỳ vọng đóng góp nhiều hơn cho ngân sách của địa phương (Quảng Ninh) và bảo đảm ổn định thu nhập, việc làm cho trên chục vạn lao động. Ngay trong tháng 10, chỉ đạo của tập đoàn là phải đẩy nhanh tiêu thụ để giảm tồn kho; chuẩn bị tốt chủng loại than cám 5 cho các hộ điện và xuất khẩu Trung Quốc; cám 1-2-3-4 cho ximăng nội địa và đi thị trường Nhật Bản.

Các giải pháp siết chặt chi phí, rà soát lại hoạt động sản xuất của những đơn vị khai thác; ngăn chặn phòng ngừa thất thoát than, hạn chế TNLĐ; sắp xếp tổ chức và tái cơ cấu được 6 đơn vị, cổ phần hóa 3 đơn vị thành viên; giảm đội ngũ phòng, ban xuống còn không quá 20 bộ phận trong Cty hạng I và từng bước giảm LĐ gián tiếp, tăng LĐ trực tiếp... Tiên lượng trước khó khăn, ngay từ đầu năm, ngành than đã xem xét điều chỉnh sản lượng khai thác và tiêu thụ xuống phù hợp từ 4-4,5 triệu tấn so kế hoạch ban đầu và tăng chế biến sâu, quản trị tốt chi phí nhằm đưa ngành than từng bước thoát khỏi “vũng lầy”.

Theo Lao động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG