Ngành tôm Mỹ chia rẽ vì vụ kiện với Việt Nam

Ngành tôm Mỹ chia rẽ vì vụ kiện với Việt Nam
Trước cáo buộc tôm Việt Nam được chính phủ trợ cấp nên có lợi thế về giá khi vào thị trường Mỹ, Công ty luật Mayer Brown JSM gợi ý doanh nghiệp thủy sản nên tìm sự đồng thuận từ chính các công ty ở Mỹ.

Ngành tôm Mỹ chia rẽ vì vụ kiện với Việt Nam

> Tôm Việt Nam lại bị kiện ở Mỹ

Trước cáo buộc tôm Việt Nam được chính phủ trợ cấp nên có lợi thế về giá khi vào thị trường Mỹ, Công ty luật Mayer Brown JSM gợi ý doanh nghiệp thủy sản nên tìm sự đồng thuận từ chính các công ty ở Mỹ.

Doanh nghiệp Việt Nam có khả năng lật ngược tình thế và thắng trong vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm. Ảnh: VASEP
Doanh nghiệp Việt Nam có khả năng lật ngược tình thế và thắng trong vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm. Ảnh: VASEP.

Đại diện Công ty luật Mayer Brown JSM - chuyên hỗ trợ pháp lý về thương mại quốc tế cho hay, các bị đơn, trong đó có Việt Nam cần nhanh chóng tìm kiếm sự ủng hộ từ doanh nghiệp Mỹ, để có hành động kịp thời trước khi Bộ Thương mại nước này ra quyết định điều tra.

Cơ sở để đưa ra giải pháp này, theo đại diện Mayer Brown JSM là vì "đơn kiện hiện gây tranh cãi trong chính nội bộ ngành công nghiệp tôm của Mỹ". Thông tin do văn phòng của công ty tại Mỹ thu thập được, thông qua mối quan hệ với Bộ Thương mại, Ủy ban Thương mại quốc tế của Mỹ.

Theo vị đại diện này, trong vụ kiện chống bán phá giá đối với tôm trước đây, đơn kiện được sự ủng hộ của Hiệp hội Các nhà chế biến tôm Mỹ và Ủy ban vụ việc về hành động Thương mại đối với tôm. Đơn kiện chống trợ cấp lần này lại được nộp bởi Liên minh Công nghiệp tôm Vùng vịnh.

Hiện tại, văn phòng luật Stewart and Stewart - đại diện cho Liên minh Công nghiệp Tôm Vùng vịnh, sẽ khởi kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm từ Việt Nam, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Theo quy định, đơn khởi kiện chống trợ cấp phải được nộp bởi hoặc nhân danh một ngành sản xuất trong nước. Có hai trong số các điều kiện đơn khởi kiện phải đáp ứng. Thứ nhất, đơn kiện phải được sự ủng hộ của các nhà sản xuất các sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng của ngành sản xuất sản phẩm đó. Thứ hai, các nhà sản xuất có chung khối lượng chiếm trên 50% của tổng lượng sản xuất sản phẩm tương tự thể hiện sự ủng hộ hay phản đối đơn yêu cầu.

"Nếu bên nguyên đơn - Liên minh Công nghiệp Tôm Vùng vịnh - không có được sự ủng hộ tối thiểu của ngành công nghiệp tôm trong nước, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) sẽ có thể bác đơn khởi kiện của nguyên đơn", đại diện Công ty Mayer Brown JSM cho biết.

Hiện Việt Nam có khoảng 30 công ty bị áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm đông lạnh khi xuất sang thị trường Mỹ. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), những đơn vị này có thể sẽ là bị đơn trong vụ kiện chống trợ cấp lần này.

Phía Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản mong nhận được sự hỗ trợ mạnh hơn nữa từ Chính phủ. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, cơ quan quản lý cần đối chất trực tiếp với đại diện chính phủ Mỹ để làm sáng tỏ việc có trợ cấp cho doanh nghiệp tôm như quy kết của phía công ty Mỹ hay không. Bên cạnh đó, ngành tôm cần một công ty luật có kinh nghiệm để tư vấn trong suốt quá trình vụ kiện.

Đây là lần thứ hai trong khoảng 10 năm qua, con tôm Việt gặp rào cản pháp lý khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Ngày 28-12, một nhóm công ty tôm của Mỹ nộp đơn kiện chống trợ cấp (vụ kiện thuế chống trợ giá) đối với mặt hàng tôm từ Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Eduador lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC). Họ nghi ngờ tôm Việt Nam nhận các khoản trợ cấp không chính đáng từ Chính phủ.

Trong 45 ngày tới, Ủy Ban Thương mại quốc tế của Mỹ (ITC) sẽ đưa ra quyết định ban đầu về việc có hay không thiệt hại kinh tế. Ngoài ra, khoảng 25 ngày sau, Bộ Thương mại Mỹ sẽ tiến hành điều tra việc áp dụng thuế chống trợ giá này.

Theo Mai Phương
VnExpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG