Người dân lao đao vì cây trồng lâm bệnh

Người dân lao đao vì cây trồng lâm bệnh
TP - Nhiều nông dân ở Đồng Nai đang thất bát mùa màng do một số loại cây trồng như mãng cầu xiêm, sắn, cà phê lâm bệnh.

Xã Xuân Bảo (huyện Xuân Lộc) và xã Bảo Bình (huyện Cẩm Mỹ) nổi tiếng với loại cây mãng cầu xiêm (MCX). Nhưng những ngày này, nhiều cây mãng cầu xiêm đang tiếp tục bị chết.

Đang mùa thụ phấn làm trái cho vụ thu hoạch cuối năm, nhưng vườn mãng cầu trồng xen cà phê của anh Bùi Vĩ ở ấp Tân Hạnh, xã Xuân Bảo, huyện Xuân Lộc lần lượt rục chết. Chỉ đống củi khô sắp gọn ở góc vườn, anh Vĩ chua xót: “Mãng cầu xiêm đó. Hơn hai chục cây đã phải cưa bỏ rồi, những cây đang vàng lá ở đằng kia cũng sắp chết rồi”.

Trong ba tháng qua, vườn mãng cầu của anh Vĩ đang xanh tốt, sung sức bỗng nhiên vàng lá rồi rụng trơ cành sau đó chết khô. Cán bộ khuyến nông đến xem, bảo là bệnh thối rễ và chỉ mua thuốc. Anh Vĩ đã tốn hàng triệu tiền thuốc nhưng vẫn không cứu được cây.

Ông Nguyễn Văn Dũng ở ấp Tân Hạnh, cho hay: “Tôi đầu tư trồng chuyên canh hơn một hécta mãng cầu xiêm vừa đến lúc cây cho trái nhiều thì bị bệnh vàng lá rồi chết hàng loạt, thiệt hại khoảng 500 triệu đồng, đành chặt bỏ để chuyển qua trồng cà phê và sầu riêng”.

Nhiều nông dân ở xã Xuân Bảo và Bảo Bình, sau khi mãng cầu chết đã chuyển hướng trồng xen cây bơ, sầu riêng với tâm lý mất cây này thì còn cây khác.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, nguyên nhân mãng cầu xiêm chết hàng loạt là do bệnh thối rễ. Cuối năm 2007, bệnh thối rễ trên cây mãng cầu xiêm bắt đầu xuất hiện với khoảng ba hécta bị nhiễm nặng; đến năm 2008 tăng lên khoảng 20 hécta và đến nay có khoảng 70 hécta bị nhiễm nặng.

Méo mặt vì cây sắn

Trước sự xuất hiện bệnh vàng  lùn, lùn xoắn lá, lần đầu trên lúa ở nhiều tỉnh phía Bắc, chiều 23/9, Bộ NN&PTNT tổ chức cuộc họp thông báo kết quả bước đầu về virus gây bệnh.

Kết quả mẫu giám định của Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam, qua xét nghiệm 18 mẫu lấy ở sáu tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình ghi nhận đồng thời hai loại virus lùn lúa cỏ và lùn xoắn lá. 

Với ba hécta đất, từ nhiều năm nay anh Nguyễn Ngọc Thanh ở ấp 3, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, Đồng Nai vẫn trung thành với cây sắn, mỗi năm anh thu hoạch được trên 70 tấn củ. Trung bình mỗi vụ, sau khi trừ chi phí đầu tư, anh Thanh cũng thu về khoảng 30 triệu đồng.

Năm 2008, giá củ sắn rớt thê thảm, thu hoạch sau một năm chưa tính công anh Thanh chỉ thu lại được vốn đầu tư. Dù vậy, năm 2009, anh Thanh vẫn tiếp tục trồng sắn vì không còn lựa chọn cây trồng khác. Nhưng đến nay, khi gần thu hoạch, cây sắn bỗng nhiên vàng đọt rồi rụng sạch lá.

Nhổ thử vài bụi, anh Thanh thấy củ sắn xì mủ, thối củ. Cho là bị nấm, anh Thanh mua thuốc về xịt, nhưng cây sắn vẫn cứ chết. Đến nay, rẫy sắn của anh Thanh chết hơn phân nửa.

Nhiều nông dân trồng sắn khác trong vùng cũng lâm tình trạng như anh Thanh. Ông Nguyễn Văn Tâm ở xã Ngọc Định méo mặt sau khi thu hoạch hai hécta sắn chỉ thu về được hơn hai tấn củ bán được 13 triệu đồng. Ông Tâm tính: “Lỗ bốn triệu đồng”.

Nông dân trồng sắn mất mùa, thì thương lái cũng lao đao theo bởi không mua đủ sản lượng. Ông Minh chuyên mua củ mì cung ứng cho các cơ sở chế biến bột ở Hố Nai cho biết, hai tháng mới mua gom được hai ngàn tấn củ sắn, trong khi kế hoạch phải mua đến 10 ngàn tấn.

Phòng Nông nghiệp huyện Định Quán thống kê loại sắn bị chết đọt là giống sắn KM94, hiện có 130/580 hécta sắn ở xã Phú Ngọc nhiễm loại bệnh này.

Phòng Nông nghiệp huyện và Trạm bảo vệ thực vật Định Quán - Tân Phú đưa mẫu cây bệnh đi giám định kết quả cho bệnh chết đọt là do một loại virus chưa được định danh gây hại và hiện chưa có thuốc bảo vệ thực vật đặc trị loại bệnh này. Để hạn chế sự lây lan trạm bảo vệ thực vật chỉ còn cách khuyến cáo nông dân vệ sinh đồng ruộng và trồng giống sắn mới kháng bệnh.  

Ông Lưu Thành Trung, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật Đồng Nai cho biết, khi mãng cầu có giá, nông dân đổ xô trồng loại cây này và khai thác quá mức. Hầu hết nông dân cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng phân hóa học.

Ông Trung so sánh phần lớn các vườn cây mãng cầu bị chết là những vườn cây cho năng suất cao từ các vụ trước và sử dụng nhiều phân hóa học. Trong khi đó những vườn mãng cầu có sử dụng vôi và phân hữu cơ nhiều thì không thấy bệnh xuất hiện.

Quảng Trị: Hơn 4.200 ha cà phê bị bệnh rụng quả

Phòng NN&PTNT huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) cho biết: Hơn 4.200 ha cà phê trên địa bàn huyện này đang vào vụ thu hoạch bị nhiễm bệnh rụng quả khiến nông dân thiệt hại hàng tỷ đồng.

Để khắc phục, cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã hướng dẫn bà con cách xử lý, kịp thời khoanh vùng, làm vệ sinh vườn cây, rắc vôi để cải tạo độ pH của đất, diệt mầm bệnh; hướng dẫn bà con sử dụng các loại thuốc như Ridomil, Alvil, Vi Benc... tránh nguy cơ bệnh lây lan trên diện rộng nhiễm bệnh cho cây cà phê ở vụ sau.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.