Người khá giả sắm Tết

Siêu thị nhộn nhịp người đi sắm Tết
Siêu thị nhộn nhịp người đi sắm Tết
TP - Không tiếc tiền mua những thực phẩm ngoại ngon, lạ, chơi Tết bằng đồ lạ, độc đáo là lựa chọn của những gia đình khá giả tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM...

 >> Người quê đi sắm Tết

Siêu thị nhộn nhịp người đi sắm Tết
Siêu thị nhộn nhịp người đi sắm Tết. Ảnh: Ngọc Mai

Tết nội - xài hàng ngoại

Xu hướng mua các loại thực phẩm ngoại nhập đã trở nên khá phổ biến trong các gia đình khá giả. Giá cả đắt gấp năm, bảy thậm chí hàng chục lần nhưng nhiều gia đình vẫn mạnh tay chi tiền. Lý do chính đưa ra vẫn bởi ngon, đảm bảo an toàn và không thể thiếu yếu tố...lạ!

Tại một cửa hàng chuyên bán thực phẩm ngoại nhập trên đường Lý Tự Trọng (quận 1, TPHCM), chị Kim (nhà ở quận Phú Nhuận) vừa thanh toán số tiền hơn 3 triệu đồng cho một bịch gồm các loại sôcôla, bánh, kẹo…

Theo chị Kim, lý do lựa chọn đồ ngoại ăn Tết cho gia đình là “những hàng này ngon và tốt”. “Với lại ngày Tết khách khứa tới có đồ ngon đem ra mời cũng đỡ… mất mặt”- chị Kim lý giải.

Cũng tại cửa hàng này, chúng tôi bắt gặp chị Hạnh (nhà ở quận 7) đang chờ thanh toán một mớ hàng ngoại. Cherry quả giá 800.000 đồng/kg, thịt bò Úc giá 1,3 triệu đồng/kg, bia Heineken lon cao giá gần 700.000 đồng/thùng, mấy hộp sôcôla ngoại nhập… Chỉ sơ sơ, vậy nhẩm tính đã hết gần 5 triệu đồng.

“Trước tiên, những đồ này đều rất ngon. Thêm vào đó, các loại thịt đảm bảo nguồn gốc, không sợ có chất tăng trọng hay biến đổi gene. Còn thực phẩm chế biến thì được loại bỏ các chất có hại cho sức khỏe. Thêm tí tiền nhưng ăn vào thấy yên tâm” - chị Hạnh giải thích.

Nhiều hoá đơn sắm Tết tại siêu thị lên đến cả chục triệu đồng
Nhiều hoá đơn sắm Tết tại siêu thị lên đến cả chục triệu đồng .

Tại siêu thị Big C (Hà Nội), hóa đơn thanh toán của chị Hà Bích Thu (Vọng Đức, Hai Bà Trưng) đã lên tới hơn 10 triệu đồng. Chị Hà chỉ cho xem các đồ Tết, hầu hết đều là thực phẩm ngoại (bánh Đan Mạch giá 500.000 đồng/hộp, sôcôla Ý 2,3 triệu đồng/hộp, bia Pháp, Đức 550.000 đến 620.000/thùng 20 chai…). Quan điểm của chị Hà là: Làm cả năm chỉ để một lần đi sắm tết nên giá cao cũng không thành vấn đề.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại siêu thị Big C, hoa quả ngoại được khách lựa chọn nhiều nhất. Trái cherry có giá từ 500.000 - 800.000 đồng/kg, táo Nhật trứng mặt trời Sekaichi giá dao động từ 350.000 - 375.000 đồng/kg, nho Mỹ dòng Autumn Royal có giá 189.000 đồng/kg, Sweet Seedless 199.000 đồng/kg, táo Mỹ Ambrosia được bán 169.000 đồng/kg…

“Hàng ngoại vừa sang lại vừa tốt cho sức khỏe nên bỏ ra mấy chục triệu mua cũng không thấy tiếc. Mua về không chỉ cho gia đình mà còn cho khách, đối tác làm ăn qua chúc tết nên không thể chọn những thực phẩm bình thường được” - một khách hàng nói.

Nhân viên thu ngân tại Big C cho biết: “Trong buổi sáng thanh toán cho gần 100 khách hàng tại quầy, hóa đơn trên 10 triệu đồng chiếm tới 70%.Có những hóa đơn trên 30 triệu đồng, toàn bộ là hàng thực phẩm ngoại, cả khô lẫn tươi sống”.

Những ngày này tại các trung tâm mua sắm lớn của TPHCM như Vincom, Diamond, Parkson, khách tấp nập ra vào. Các mặt hàng được bày bán ở đây hầu hết đều là của các nhãn hịêu thời trang nước ngoài như Gucci, Louis Vuitton, Dolce Gabbana, Burberry… Một cặp kính mắt giá hơn 7 triệu đồng, vài ba cái váy đầm giá 3 – 4 trịêu đồng/cái, chiếc túi xách gần 5 triệu đồng, chiếc dây chuyền hơn chục triệu...

Dạo qua một vài cửa hàng trong khu thương mại Vincom, số tiền mà Thư - trưởng phòng của một công ty vận tải hàng hải tiêu tốn đã lên tới vài chục triệu đồng. Thư nói: “Đồ này còn là rẻ đấy, có những đồ lên tới vài chục triệu đồng/món. Quan trọng là đẹp thôi chứ tiền nong không thành vấn đề”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.