'Người mua' được quyền kiểm tra, giám sát BOT

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, người dân có quyền giám sát BOT. Ảnh: Như Ý.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, người dân có quyền giám sát BOT. Ảnh: Như Ý.
TP - Trong vai trò người tham gia giao thông, TS Trần Đăng Tuấn đã đặt ra hàng loạt câu hỏi và trao đổi thẳng thắn cùng Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường về các dự án BOT.

Dân có quyền lựa chọn

Ngày 30/5, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Chính sách, pháp luật và hiệu quả từ các dự án BOT”. Trong vai trò người tham gia giao thông, khách mời buổi tọa đàm, TS Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam nêu ra hàng loạt câu hỏi nóng được người dân và dư luận đang quan tâm. 

Nhà báo Trần Đăng Tuấn phản ánh, theo một người đang sống ở Úc thì ở đây luôn tồn tại đường miễn phí và đường trả phí. Người dân có thể chọn đi nhanh hơn, tiết kiệm nhiên liệu thì đi đường trả phí. Còn nếu không có thể đi đường không tiện lợi bằng nhưng miễn phí. Nếu như không đi vào đường trả phí thì mỗi năm đóng một khoản phí về đường rồi không phải nộp một đồng nào nữa.

“Đúng là khả năng lựa chọn của người dân đang bị thu hẹp và sẽ còn bị thu hẹp! Khi trạm thu phí cũ chấm dứt, trạm thu phí mới sẽ hoạt động”. 

TS Trần Đăng Tuấn

Đề cập đến quy định số vốn 10- 15% nhà đầu tư cần có, ông Trần Đăng Tuấn đặt câu hỏi: Vậy nhà đầu tư có nộp số vốn này ra trước trong một tài khoản nào đó để sử dụng vào công trình không? “Có hay không chuyện đội giá dự án BOT lên gấp 1,5 lần? Có chuyện thu phí ở đường cũ, cầu cũ để bù cho việc thu phí ở đường mới, cầu mới không?”, nhà báo Trần Đăng Tuấn đặt vấn đề.

Theo ông Trần Đăng Tuấn, BOT có thể đầu tư bằng vốn của nhà đầu tư hay vay vốn ngân hàng, nhưng người trả tiền trong một thời gian dài là người dân. “Người bỏ tiền và trả tiền đều có vai trò chủ chốt, vậy người dân có vai trò thế nào trong việc biết về quá trình thực hiện BOT, từ khâu đầu đến khâu kiểm tra, giám sát quá trình khai thác để bảo đảm quyền lợi của mình? Bản chất phí cũng là giá, có mua thì có bán, vậy người mua dịch vụ này thông qua cơ chế nào để thực hiện quyền của mình, quyền của người mua?”, ông Tuấn nêu. 

Lựa chọn của người dân còn bị thu hẹp

Trước các câu hỏi của ông Trần Đăng Tuấn, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường lý giải, khi đầu tư các tuyến cao tốc mới bao giờ cũng đưa ra lựa chọn đi hay không. Chẳng hạn như ở cao tốc Pháp Vân đoạn nhánh rẽ, nếu người dân không đi tuyến cao tốc, vẫn có thể đi Quốc lộ 1 và không mất phí. Về vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, ông Trường khẳng định đây là quy định bắt buộc và Bộ GTVT kiểm soát rất kỹ vấn đề này. Khi chưa có vốn chủ sở hữu thì ngân hàng không bao giờ ký cho vay vốn tín dụng. Nếu có rồi, ngân hàng sẽ yêu cầu giải ngân hết vốn sở hữu đó mới cho giải ngân vốn vay. 

Về việc “thu cũ bù mới”, theo ông Trường đây cũng là một giải pháp và có thể chấp nhận được. “Nếu chúng ta chỉ thu ở đường BOT không thì xe sẽ đi vào đường không thu phí. Như vậy nhà đầu tư sẽ không đủ khả năng đầu tư đường mới. Do đó, Nhà nước đưa ra giải pháp là cho phép đầu tư nâng cấp cả tuyến cũ, đồng thời xây dựng tuyến mới. Khoản tiền thu đó sẽ được chia đều cho cả 2 tuyến đường. Tuy thu hai bên nhưng tiền chỉ tương đương với thu một bên”, ông Trường nói.

Liên quan đến vai trò giám sát của “người mua dịch vụ”, ông Trường khẳng định, người dân hoàn toàn được biết, nếu quan tâm dự án BOT thu bao nhiêu năm, thời gian hoàn vốn thế nào. “Tất cả những vấn đề này đều được mở để người dân biết. Nhưng về nguyên tắc, ai có nhu cầu biết thì chúng tôi trả lời chứ không đưa lên phương tiện thông tin đại chúng”, ông Trường nói.

Sau phần trả lời trên, ông Trần Đăng Tuấn nhìn nhận: Đúng là khả năng lựa chọn của người dân đang bị thu hẹp và sẽ còn bị thu hẹp! Khi trạm thu phí cũ chấm dứt, trạm thu phí mới sẽ hoạt động. “Chúng ta không thể nói phí đó không phải gánh nặng nữa mà nó là gánh nặng thực sự. Điều cốt lõi tại các dự án BOT chính là sự rõ ràng, minh bạch về thông tin. Thông tin càng rõ ràng bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu”, ông Trần Đăng Tuấn nói.

Năm 2017 Quốc hội sẽ giám sát phí BOT

Tại buổi giao lưu trực tuyến sáng 30/5, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Hữu Quang cho rằng, Hiến pháp năm 2013 đã quy định những hành vi liên quan đến quyền và trách nhiệm của công dân thì phải được điều chỉnh bằng luật. Chính vì thế năm 2015, Quốc hội đã ban hành Luật về phí và lệ phí thay thế cho Pháp lệnh về phí và lệ phí. Do vậy, trong năm 2017, Ủy ban Tài chính – Ngân sách sẽ có một cuộc giám sát, đó chính là giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phí của hệ thống BOT giao thông trên cả nước.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.