Người quê đi sắm Tết

Người dân Thạch Thất đứng chờ các gian hàng mở cửa Ảnh: Hoàng Tuân
Người dân Thạch Thất đứng chờ các gian hàng mở cửa Ảnh: Hoàng Tuân
TP - Không mua ào ào mà so sánh chất lượng, giá cả, và biết lựa thời điểm mua hàng để có giá rẻ nhất, người dân nông thôn ngày càng 'khó tính' hơn trong các phiên chợ Tết, dù sức mua vẫn rất dồi dào…

>> Xem nhà giàu đi sắm Tết
>> Cuối năm đi hái 'lộc' rừng

Người dân Thạch Thất đứng chờ các gian hàng mở cửa Ảnh: Hoàng Tuân
Người dân Thạch Thất đứng chờ các gian hàng mở cửa. Ảnh: Hoàng Tuân.

Không vác ôm đồm

9 giờ sáng 25 – 1, tại chợ Tết ở huyện Thạch Thất, Hà Nội, đông đảo bà con đã có mặt, với hy vọng mua được món hàng rẻ và tốt. “Vì Nhà nước mang hàng về mà, chắc không có hàng kém đâu” – bà Sen, nhà ở thị trấn Liên Quan, nhận xét. “Nhà nước” mà bà Sen và nhiều người dân ở đây quen gọi, là chỉ việc chính quyền huyện phối hợp với ngành Công Thương Hà Nội, tổ chức các phiên chợ đưa hàng về nông thôn. “Mỗi năm, người ta làm thế này ba lần, cũng hơi ít” – bà Sen nói.

Sống cách Trung tâm Hà Nội một giờ đi xe, nên người dân huyện Thạch Thất như bà Sen không thiếu thốn đến mức chưa bao giờ nhìn thấy những mặt hàng thực phẩm hay quảng cáo trên tivi. Nhưng theo họ, siêu thị ở đây không có nhiều mặt hàng phong phú như chợ Tết, và giá một số thứ vẫn đắt hơn vài nghìn đồng.

Đến 10 giờ, khi các gian hàng chính thức mở cửa đón khách, thì mặt hàng mà người dân khuân về nhiều nhất là… dầu ăn. “Ở đây, chỉ 67.000 đồng một chai, rẻ hơn các cửa hàng trong huyện, thường bán 87.000 đồng” - bà Nguyễn Thị Chín, thị trấn Liên Quan giải thích. Các mặt hàng khác như dầu gội, bột giặt… không thu hút nhiều người mua, vì “giá bán quanh đây cũng không cao hơn chợ Tết là bao”.

Chiến thuật mua hàng

Chiều 25 - 1, tại chợ Tết ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội, không khí bớt nhộn nhịp hơn chợ ở huyện Thạch Thất. Xung quanh khu vực này, có một trường cao đẳng và nhiều nhà máy, nên chợ có nhiều sinh viên và công nhân trẻ đến mua.

Họ chưa vội mua mứt, bánh kẹo mà tập trung ở gian hàng bán rượu và hoa, để chọn món đồ làm quà biếu. “Đợi mấy hôm nữa xem giá cả thế nào rồi mua bánh, kẹo, giò lụa… nhân thể” - anh Ba, một công nhân trẻ nói.

Vì ngoài chợ Tết đang được Cty Hapro tổ chức, người dân nơi đây còn có thể mua hàng ở chợ Keo, cách xã 3km, bán khá nhiều các mặt hàng. “Ngày mai chắc mình sẽ mua bánh kẹo ở đây, vì ngoài chợ Keo giá cũng thế, lại phải đi xa” - bác Ta, người dân ở xã cho biết.

Sở Công thương Hà Nội đã chỉ đạo Tổng Cty Hapro tổ chức 9 chợ Tết, tại nhà thi đấu huyện Thạch Thất, nhà thi đấu huyện Đan Phượng, nhà Văn hóa huyện Từ Liêm, xã Tân Phú huyện Quốc Oai, xã Hữu Văn huyện Chương Mỹ, chợ Văn hóa và Du lịch Cổ Loa huyện Đông Anh, nhà thi đấu huyện Sóc Sơn, xã Hòa Bình huyện Thường Tín, xã Lệ Chi huyện Gia Lâm.

Ngoài 9 điểm này, Tổng Cty Hapro còn lập 200 điểm bán hàng khác, cam kết bán mặt hàng thiết yếu, gồm: gạo, đường, dầu ăn, thực phẩm chế biến, rau, quả…thấp hơn ít nhất 5% so với giá thị trường. 

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.