Nhật Bản - Phẩm cách dân tộc với đức tin là “con của Thần Mặt Trời” – Kỳ II

Từ một đất nước đổ nát sau Thế chiến thứ II, Nhật Bản đã vực dậy và phát triển thần tốc, trở thành cường quốc kinh tế ảnh hưởng và dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực, là một dân tộc có những phẩm cách đặc biệt mà cả thế giới đều muốn học hỏi.
Nhật Bản - Phẩm cách dân tộc với đức tin là “con của Thần Mặt Trời” – Kỳ II ảnh 1
 
Nhật Bản - Phẩm cách dân tộc với đức tin là “con của Thần Mặt Trời” – Kỳ II ảnh 2
 
Nhật Bản - Phẩm cách dân tộc với đức tin là “con của Thần Mặt Trời” – Kỳ II ảnh 3
 
Nhật Bản - Phẩm cách dân tộc với đức tin là “con của Thần Mặt Trời” – Kỳ II ảnh 4
 

Khi nghiên cứu về xã hội học, nhân loại học, nhiều chuyên gia trên khắp thế giới đã đưa ra những câu chuyện xác minh cho đức tin là sức mạnh dẫn dắt tinh thần đoàn kết, lòng trung thành tuyệt đối, sự đồng lòng của cả dân tộc đã giúp Nhật Bản đi qua nhiều khó khăn cả về thiên tai, nhân tai trong một thời gian ngắn mà không có một quốc gia nào trên thế giới làm được.

Nhật Bản - Phẩm cách dân tộc với đức tin là “con của Thần Mặt Trời” – Kỳ II ảnh 5
 

Đầu tiên phải nói đến những khó khăn về thiên tai trong suốt lịch sử lập quốc, xây dựng đất nước. Là một đảo quốc giữa Thái Bình Dương với hàng nghìn đảo lớn nhỏ, có diện tích khoảng 378.000 km2 (đứng thứ 61 trên thế giới), với đặc điểm rất nghèo tài nguyên thiên nhiên, ngoại trừ gỗ và hải sản. Đất nông nghiệp ít nên một nửa lương thực cho đời sống thường ngày của người dân Nhật phải nhập khẩu. Không chỉ vậy, Nhật Bản còn quốc gia thường xuyên hứng chịu nhiều thiên tai như động đất, bão lũ, sóng thần, núi lửa… nhiều hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Theo thống kê, Nhật Bản có khoảng 7500 trận động đất mỗi năm. Có thể kể đến Đại thảm họa động đất Kant 1923 đã làm 142.800 chết và mất tích, 103.733 người bị thương và phá hủy hoàn toàn hàng trăm nghìn ngôi nhà. Trận động đất Kanto đã làm thành phố Yokohama bị hỏa hoạn thiêu hủy san bằng. Còn vào năm 2011, trận động đất – sóng thần có cường độ 9 richter đã cướp sinh mạng đi khoảng 16.000 người, khoảng 2.500 người mất tích và nhiều thị trấn ven biển bị san phẳng.

Mặc dù là một đất nước chưa từng bị ngoại xâm, nhưng Nhật Bản đã trải qua những giai đoạn bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Lịch sử cận đại ghi nhận một trong những giai đoạn khó khăn nặng nề nhất là sau thế chiến thứ hai, khi Nhật từ đế quốc số 1 châu Á trở thành quốc gia bại trận, tan hoang trong đổ nát bởi bom đạn. Khoảng 30% dân số Nhật không có nhà ở, 6 triệu người lính và dân thường từ khắp các vùng chiến sự ở Thái Bình Dương quay trở về Nhật, phần lớn dân số rơi vào tình trạng đói ăn trầm trọng. Không chỉ vậy, có khoảng 66 thành phố chính đã bị tàn phá nặng nề, cuộc sống ở khu vực nông thôn chỉ còn tương đương 65% so với trước Chiến tranh. Các trung tâm kinh tế lớn tại Tokyo, 65% khu vực dân cư bị phá hủy hoàn toàn; con số này tại các thành phố Osaka, Nagoya (thành phố lớn thứ 2 và thứ 3 tại Nhật ở thời điểm đó) lên đến 57% và 89%. Đây có thể coi là cuộc đại khủng hoảng, có thể đưa nước Nhật vào bước ngoặt, hoặc là vươn lên theo đà, của những thành tựu đã đạt được hoặc là chìm sâu.

Tuy nhiên, trong thời kỳ nào, trước những khó khăn nào, thế giới luôn phải ngưỡng mộ trước tinh thần đoàn kết của dân tộc này. Đặc điểm nổi bật nhất mà ai cũng nhận thấy là người Nhật luôn luôn thực thi các chính sách của chính phủ, lời kêu gọi của hoàng gia bằng sự tự nguyện, đồng lòng và tin tưởng, trung thành tuyệt đối. Nhà nghiên cứu nhân loại học văn hóa người Mỹ Ruth Benedict đã viết trong tác phẩm Hoa cúc và Gươm – Những mẫu hình văn hóa Nhật Bản: "Có lẽ không một dân tộc nào mà chính sách về lòng trung thành lại được chấp nhận như ở Nhật. Trong con mắt của người Nhật, từ thực tế trần trụi của sự bại trận (sau chiến tranh thế giới thứ hai), người ta rút ra những biểu tượng của sự nhục nhã và đòi hỏi họ đưa vào thực hiện chính sách quốc gia mới, việc chấp nhận điều đó chủ yếu là vì đặc trưng văn hóa riêng của người Nhật".

Tinh thần đoàn kết của người Nhật không là khẩu hiệu, câu nói mà nó là hành động rất cơ bản được thực hiện từ trong tâm thức. Đơn giản như việc xếp hàng trong mọi hoàn cảnh, kiên nhẫn chờ đợi trong sự im lặng thoải mái. Ngay cả trong thiên tai, người Nhật không bối rối, lúng túng hay hỗn loạn mà ngược lại, họ có khả năng kết vào nhau để cùng tồn tại. Mỗi công dân Nhật hiểu rằng, ai cũng đóng vai trò là một bánh răng trong mắt xích của bánh xe đang chạy. Vì vậy đồng thuận, đoàn kết như chất dầu bôi trơn nên mọi sự kiện đều diễn ra hết sức trơn tru, êm ả, thuận lợi. Đây có thể nói về điểm khác biệt của tinh thần dân tộc Nhật Bản so với các dân tộc khác trên thế giới.

Nhật Bản - Phẩm cách dân tộc với đức tin là “con của Thần Mặt Trời” – Kỳ II ảnh 6
 

Nhật Bản theo tiếng Hán có nghĩa là "gốc của Mặt trời", được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc". Theo quốc sử Nhật Bản, khoảng gần 3000 năm về trước, có Thiên Chiếu đại thần, tục gọi là nữ Thần mặt trời hay Quốc tổ đã sai cháu của nữ thần hóa sinh thành người, lên ngôi vua để trị vì nước Nhật. Sử sách Nhật Bản ghi rằng: "Ngôi báu này, con cháu của thần chính tông đời đời truyền nối nhau, cùng trời đất sinh trường vô tận".

Lịch sử đã khẳng định hoàng tôn lãnh đạo đất nước là dòng dõi chính truyền của thần, do vậy người Nhật có niềm tin sâu sắc, kính thờ, tôn trọng và không bao giờ nghi ngờ về sự dẫn dắt của dòng dõi hoàng gia. Niềm khát khao trở thành con cháu của Thần mặt trời được truyền từ đời này qua đời khác hàng nghìn năm, chôn chặt trong mỗi trái tim, mỗi khối óc của người Nhật, dẫn dắt tinh thần dân tộc Nhật Bản và trở thành một đức tin lớn của dân tộc Nhật Bản.

Nhật Bản - Phẩm cách dân tộc với đức tin là “con của Thần Mặt Trời” – Kỳ II ảnh 7
 

Đức tin ấy có ảnh hưởng suốt quá trình xây dựng, phát triển nước Nhật, từ thời lập quốc đến thời hiện đại ngày nay. Nó giúp dân tộc Nhật Bản có sự gắn kết chặt chẽ, là một khối thống nhất từ hoàng gia, giới quý tộc, trí thức đến những người dân bình thường ở mọi hoàn cảnh, trong bất kỳ thể chế chính trị nào.

Ảnh hưởng rõ ràng nhất phải kể đến suốt chiều dài lịch sử lập quốc, xây dựng đất nước Nhật Bản chưa từng có một cuộc cách mạng nào mang tính chất lật đổ quyền thống trị. Tính đến năm 2020, nước Nhật có lịch sử gần 3.000 năm với 126 triều vua, có một dòng họ duy nhất thống trị hoàng gia và là con cháu của nữ Thần mặt trời. Ngay cả khi có những tranh chấp trong hoàng thất, quyền lực của hoàng gia suy yếu nhưng Thiên hoàng vẫn được tôn kính một mực với lòng trung thành tuyệt đối và không hề có sự rối loạn trong niềm tin, trong lòng dân chúng.

Không chỉ vậy, lịch sử Nhật Bản còn viết rằng: nữ Thần mặt trời đã ban cho hoàng tôn ba món thần khí đại diện cho ba phẩm tính mà các đấng hoàng tôn cần có để làm gương thiên hạ: một cái gương (gương bát chỉ) – biểu trưng cho sự trong sạch, sáng suốt; một viên ngọc (ngọc bát bản quỳnh khúc) – cho đức nhân ái, từ bi; một thanh kiếm (kiếm cỏ trĩ) – là sức mạnh và sự cả quyết. Ngoài các hoàng tôn dòng dõi, các phẩm tính này cũng là nền tảng hình thành nên phẩm tính, tinh thần võ sĩ đạo Samurai và lan tỏa thành tinh thần Nhật Bản. Sự chính trực, lòng trung thành, can đảm và tự trọng cao, nhân ái là những phẩm tính quan trọng bậc nhất của một võ sĩ đạo và cũng là phẩm tính quan trọng của dân tộc Nhật. Các nhà sử học Nhật Bản khẳng định rằng: nếu không có Samurai, nước Nhật chẳng là gì. Chính nhờ sức mạnh được sinh ra từ lòng tự tôn dân tộc, Nhật Bản chưa từng bị ngoại xâm. Lịch sử về các quốc gia toàn thế giới, chỉ có duy nhất Nhật Bản có hai điều đặc biệt này và Thần đạo được coi là quốc giáo của Nhật Bản.

Nhật Bản - Phẩm cách dân tộc với đức tin là “con của Thần Mặt Trời” – Kỳ II ảnh 8

Tinh thần võ sĩ đạo Samurai – phẩm tính quan trọng của dân tộc Nhật.

Nhật Bản có thể giữ vững được sự hưng thịnh, tầm vóc và sự ảnh hưởng của mình là nhờ tuân thủ những giá trị cốt lõi như: tinh thần học hỏi, sáng tạo không ngừng, tinh thần đoàn kết dân tộc vượt lên mọi nghịch cảnh cùng với khát vọng lớn luôn nung nấu trong mỗi người Nhật. 

Từ thời lập quốc cho đến nay, người Nhật luôn tôn thờ và thượng tôn tri thức cùng với sự nỗ lực học hỏi, sáng tạo không ngừng đã giúp họ tạo ra những thành tựu quan trọng ở nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh để quốc gia này vượt qua mọi khó khăn, thách thức vững tin vào con đường chung cả dân tộc. 

Hơn hết, với khát vọng trở trành "con cháu của Thần mặt trời" được nung nấu từ hàng nghìn năm, vẫn chôn chặt trong trái tim và khối óc của mỗi người Nhật về một đức tin lớn đã giúp Nhật Bản vươn lên thần kỳ kiến cả thế giới nể phục

Nhật Bản - Phẩm cách dân tộc với đức tin là “con của Thần Mặt Trời” – Kỳ II ảnh 9

(Đón đọc kỳ sau: Dân tộc Do Thái – Đức tin dân tộc được chọn.)

MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây.