Nhiều tín hiệu báo trước sự suy thoái kinh tế thế giới

Nhiều tín hiệu báo trước sự suy thoái kinh tế thế giới
Trong khi các chuyên gia kinh tế vẫn tranh luận liệu kinh tế thế giới năm 2008 có suy thoái hay không thì các tín hiệu gây lo ngại ngày càng nhiều, đặc biệt là việc các nhà đầu tư đổ xô vào dự trữ vàng.

>> Vàng chạm ngưỡng 19 triệu đồng/lượng

Nhiều tín hiệu báo trước sự suy thoái kinh tế thế giới ảnh 1

Nhà đầu tư đổ xô vào dự trữ vàng

Chỉ trong năm 2007, giá vàng đã tăng 32% và trở thành công cụ cất trữ chính. Cả Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đều dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay sẽ giảm.

Nhiều nhà phân tích kinh tế quốc tế cho rằng nguyên nhân sâu xa của nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Internet năm 2001 ở Mỹ.

Khi đó, để giữ các nhà đầu tư, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã quyết định hướng giới đầu tư đổ vốn vào thị trường bất động sản nên duy trì lãi suất rất thấp và giảm các chi phí tài chính.

Hệ thống tín dụng thế chấp có rủi ro cao và có lãi suất thay đổi, dành cho các hộ gia đình ít khả năng về tài chính - hệ thống thứ cấp (subprime) - đã ra đời.

Tuy nhiên, vào năm 2005, khi FED tăng lãi suất, tổ chức này đã "làm lệch pha guồng máy nói trên" và gây ra hiệu ứng đô-mi-nô (domino), hiệu ứng mà từ tháng 8/2007 đến nay đã làm rung chuyển hệ thống ngân hàng quốc tế.

Hiện khoảng 3 triệu hộ gia đình ở Mỹ với tổng số nợ khoảng 200 triệu euro có nguy cơ không trả được nợ, làm cho nhiều thể chế tài chính quan trọng có nguy cơ phá sản.

Kết quả là cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Các định chế tài chính quan trọng như Citigroup và Merrill Lynch của Mỹ, Northern Rock của Anh, Swiss Re và UBS của Thụy Sĩ, Societe General của Pháp... đều thừa nhận những khoản thua lỗ khổng lồ do khủng hoảng.

Mặc dù chưa xác định được chính xác mức độ thiệt hại nhưng từ tháng 8/2007, các ngân hàng trung ương Mỹ, châu Âu, Anh, Thụy Sĩ và Nhật Bản vẫn chưa lấy lại được lòng tin của giới đầu tư sau khi buộc phải bơm vào nền tài chính quốc tế hàng trăm tỷ euro.

Các nhà kinh tế thế giới nhấn mạnh cuộc khủng hoảng đã lan truyền từ hệ thống tài chính sang nền kinh tế. Một loạt yếu tố như bất động sản rớt giá tại Mỹ (cả tại Anh, Iceland và Tây Ban Nha), thanh khoản của các ngân hàng giảm, sự giảm giá của đồng USD, hạn chế tín dụng... đều gây lo ngại là nền kinh tế thế giới sẽ suy thoái.

Thêm vào đó, việc dầu thô, các nguyên liệu và lương thực tăng giá càng làm tăng niềm tin rằng cuộc khủng hoảng này sẽ kéo dài.

Đây là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ khi nền kinh tế thế giới toàn cầu hoá.

Theo TTXVN

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".