Theo ông Hoan, thông thường, công ty lữ hành tham gia phục vụ tháp tùng đoàn ngoại giao đi công tác. Cụ thể, khi các bộ ngành có đoàn đi công tác thuê các công ty du lịch làm dịch vụ hậu cần như thuê xe, đặt phòng… Doanh nghiệp nào muốn đăng ký đi theo đoàn tháp tùng đã được sự đồng ý sẽ liên hệ với công ty du lịch để đóng tiền.
"Quan trọng là nội dung hợp đồng giữa đơn vị tổ chức đoàn đi với công ty lữ hành. Nếu thuê xe chỉ thuê xe, nếu có ăn ở đi lại, xuất nhập cảnh, giám sát quản lý đoàn…Trách nhiệm của công ty lữ hành quy định trong hợp đồng", ông Hoan nói.
Ông Hoan cho rằng, các đoàn đi công tác thường thuê đoàn tháp tùng đi theo. Thường các Bộ ngành sẽ thông báo cho doanh nghiệp, các hiệp hội có chương trình thế này, có doanh nghiệp nào muốn đi sẽ đóng tiền. Những nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu là những nước khó khăn cho việc đưa người sang sẽ bị các đối tượng lợi dụng.
"Các đội tượng này sẽ thành lập doanh nghiệp có thể cho chức doanh trưởng phòng, phó phòng cho người vào . Người ta nghĩ rằng, những đoàn tháp tùng này thủ tục xin visa sẽ đơn giản hơn", ông Hoan nói.
Trước đó, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã thông tin với phóng viên về vụ việc 9 người “đi nhờ” chuyên cơ chở Chủ tịch Quốc hội rồi bỏ trốn tại Hàn Quốc.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Văn phòng Quốc hội Việt Nam đang phối hợp với các bên liên quan để tiếp tục xác minh, xử lý vụ việc.
Theo ông Phúc, số người này cũng được đồng ý cho "đi nhờ" chuyên cơ phục vụ đoàn chính thức. Việc chọn người ra làm sao, đi như thế nào đều do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với phía bạn tổ chức thực hiện.
Nguyễn Thái Tuấn
Cái chính tại sao lại để báo nước ngoài đăng thì dân mới biết nhỉ.
Thích Trả lời
Nhucnha
Chuyện bi hài
Thích Trả lời