Những điểm sáng trong hoạt động huy động vốn trái phiếu Chính phủ 10 tháng năm 2020

Buổi tọa đàm tại Hội nghị thành viên thị trường trái phiếu Chính phủ năm 2020 tổ chức tại Quy Nhơn ngày 31/10/2020
Buổi tọa đàm tại Hội nghị thành viên thị trường trái phiếu Chính phủ năm 2020 tổ chức tại Quy Nhơn ngày 31/10/2020
Tính đến hết 10 tháng năm 2020, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã huy động thành công 260.342 tỷ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP) theo phương thức đấu thầu qua Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Mặc dù dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, ảnh hưởng bất lợi đến hầu hết nền kinh tế các nước, trong đó có Việt Nam, tuy nhiên, thị trường trái phiếu Chính phủ trong nước vẫn đạt được những kết rất tích cực, đánh ghi nhận.

Tính riêng trong tháng 10/2020, với phương thức đấu thầu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, KBNN đã thực hiện huy động được tổng cộng 31.643 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ thông qua 15 đợt đấu thầu, với kỳ hạn từ 5 năm đến 30 năm. Tính chung cả năm, KBNN đến nay đã huy động được 260.342 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, gấp 1,5 lần khối lượng đấu thầu cùng kỳ năm 2019 và tăng hơn 8% so với tổng khối lượng TPCP phát hành cả năm 2019.

Những điểm sáng trong hoạt động huy động vốn trái phiếu Chính phủ 10 tháng năm 2020 ảnh 1

Chi tiết khối lượng từng loại kỳ hạn TPCP

Những điểm sáng trong hoạt động huy động vốn trái phiếu Chính phủ 10 tháng năm 2020 ảnh 2
 

Kỳ hạn phát hành bình tính đến hết tháng 10 quân đạt 13,67 năm, tăng 0,23 năm so với cả năm 2019. Lãi suất phát hành TPCP giảm mạnh đối với tất cả các kỳ hạn, đặc biệt trong tháng 3 và tháng 92020, lãi suất chạm đáy 10 năm trở lại đây. Lãi suất phát hành TPCP bình quân 10 tháng năm 2020 hiện ở mức 2,92%/năm (giảm 1,6%/năm so với mức bình quân năm 2019) . Cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường hiện nay khối bảo hiểm chiếm đến 54%, còn lại là khối các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính, quỹ đầu tư.

Trên thị trường thứ cấp, quy mô niêm yết trái phiếu Chính phủ đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2019, kỳ hạn niêm yết bình quân được kéo dài tới 8,93 năm, tăng 8% so với năm 2019. Giá trị giao dich bình quân phiên 10 tháng đầu năm 2020 tiếp tục xu hướng tăng, đạt trên 9,6 nghìn tỷ đồng, tăng 6,4% so với năm 2019. Tỷ trọng giao dịch repo giảm so với năm 2019, theo đó chỉ đạt mức 50% tổng giao dịch toàn thị trường.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tuy có xu hướng giảm từ năm 2019 đến nay, tuy nhiên 10 tháng đầu năm 2020, khối ngoại có xu hướng mua ròng với giá trị trên 3.000 tỷ đồng.

Trên thị trường thứ cấp, ngân hàng thương mại vẫn là chủ thể giao dịch chính, chiếm tỷ trọng 82,5% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Khối bảo hiểm có xu hướng giảm giao dịch, với tỷ trọng hiện nay chiếm khoảng 2,7% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

Dịch bệnh tác động mạnh đến thu, chi ngân sách Nhà nước do Chính phủ thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị tác động trực tiếp của dịch bệnh; thực hiện giãn, hoãn thuế, tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho doanh nghiệp hoạt động, đồng thời Chính phủ đẩy mạnh chi an sinh xã hội, thúc đẩy đầu tư công để tạo đà cho tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến nhu cầu vốn cho cân đối ngân sách Nhà nước tăng cao.

Trong điều kiện thị trường tài chính và tiền tệ biến động mạnh nửa đầu năm, tại một số thời điểm trong quý I, thị trường thanh khoản kém, KBNN huy động được khối lượng vốn hạn chế. Tuy nhiên, nhờ các yếu tố hỗ trợ chính gồm thanh khoản thị trường dồi dào, tăng trưởng tín dụng chưa đẩy mạnh và khối lượng trái phiếu Chính phủ đáo hạn lớn tạo nguồn tái đầu tư quay lại thị trường, công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ vẫn đạt kết quả tốt, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu chi trả nợ gốc và vốn cho đầu tư phát triển của NSNN đồng thời góp phần tích cực trọng hoạt động tái cơ cấu ngân sách và nợ công theo hướng xây dựng danh mục nợ an toàn, bền vững, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí vay cho NSNN theo đúng chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đề ra./.

MỚI - NÓNG