Những khoảng trống lãi suất 2013

Những khoảng trống lãi suất 2013
Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong việc hạ lãi suất trong năm 2012. Nhưng, mặt trái của "tấm huy chương" là một khoảng trống đáng lo ngại.

Năm 2012 là dấu mốc đáng nhớ khi tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 7%, trong khi nợ xấu tăng chóng mặt.

Điều gì khiến tăng trưởng tín dụng sụt giảm? Yếu tố khách quan là do khủng hoảng kinh tế, hàng tồn kho cao, các doanh nghiệp đóng cửa ngày càng nhiều. Doanh nghiệp nào còn sống thì cũng chỉ cầm cự qua ngày chứ không tính chuyện vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhưng ngoài yếu tố khách quan còn có nguyên nhân từ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Niềm mong ước bấy lâu, Nay đã thỏa?

Năm 2011 chúng ta đặt mục tiêu số 1 là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức không quá 7% ; tăng trưởng kinh tế bị đẩy xuống vị trí thứ yếu. Kết quả: GDP tăng 5,89%, nhưng CPI tăng vọt lên mức 18,58% so với năm 2010. Năm 2012, chúng ta vẫn lấy kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô làm mục tiêu chính. Kết quả: CPI chỉ tăng 6,81% - thành công ngoài mong đợi, nhưng GDP chỉ tăng ở mức 5,03%, không đạt mức 6 - 6,5% như kế hoạch.

Để đạt mục tiêu giữ lạm phát năm 2012 ở mức “đẹp”, Ngân hàng Nhà nước đã quyết liệt trong việc giảm cung tiền, phân chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo nhóm ngân hàng; yêu cầu các tổ chức tín dụng đưa vốn vào các lĩnh vực ưu tiên với lãi suất ưu đãi... Bài học về cung tiền lớn khiến lạm phát tăng cao trong năm 2011

Nợ xấu bất động sản

Theo thống kê của NHNN, tổng dư nợ tính dụng bất động sản tính đến ngày 31-10-2012 là 207,595 tỷ đồng, trong đó 13,5% đã là nợ xấu, nợ sắp xấu chắc chắn lớn hơn rất nhiều đã khiến Ngân hàng Nhà nước cảnh giác, thận trọng hơn.

Trong năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã 6 lần điều chỉnh các mức lãi suất điều hành (lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại).

Ngân hàng Nhà nước cũng dùng cả mệnh lệnh hành chính để áp trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay (đối với lĩnh vực ưu tiên). Cũng phải thừa nhận hệ thống ngân hàng, gồm cả Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng đã rất nỗ lực trong việc giảm lãi suất.

Ngân hàng thương mại chấp nhận biên lợi nhuận thấp, thậm chí lỗ trong một số khoản cho vay (lãi suất cho vay thấp hơn huy động). Ngày 21/12/2012 với Quyết định số 2646/QĐ-NHNN về điều chỉnh các lãi suất điều hành và Thông tư số 32/2012/TT-NHNN, Thông tư số 33/2012/TT-NHNN về giảm trần lãi suất cho vay, lãi suất huy động, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm. lãi suất huy động ngắn hạn từ 14%/năm giảm còn 8%/năm; lãi suất cho vay từ trên 20%/năm nay chỉ còn 13 - 15% năm.

Vậy niềm mong ước bấy lâu nay đã thỏa?

hàng chào tạm biệt khách hàng luôn. Trong bối cảnh nợ xấu tăng chóng mặt, cũng khó lòng trách ngân hàng không giữ chữ tín. Chính vì thế, dù là vào những tháng cuối năm, khi thấy tín dụng tăng quá thấp, các ngân hàng thương mại lại bền bỉ đưa ra nhiều chương trình tín dụng ưu đãi cho khách hàng, nhưng thời gian ân hạn đều chỉ trong ba tháng đầu. Người vay không mấy mặn mà, thậm chí có khách hàng còn có cảm giác “bị lừa” khi cán bộ tín dụng không nói rõ điều kiện để được hưởng ưu đãi. Và giờ, khách hàng vẫn khá thờ ơ, dù lãi suất lại vừa giảm thêm 1 điểm phần trăm.

Hàng loạt giải pháp được đưa ra sau cuộc họp của Thủ tướng với hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh để cứu bất động sản, cũng là cứu chính những khoản cho vay bất động sản, hay liên quan đến bất động sản. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ tín dụng bất động sản tính đến ngày 31/10/2012 là 207,595 tỷ đồng, trong ở dưới 7% thì quả thực lãi suất huy động kỳ hạn ngắn vẫn có thể giảm tiếp 1điểm phần trăm nữa (xét về mặt số học). Nhưng con số lạm phát đẹp của năm 2012 không chỉ do cung tiền giảm, tín dụng tăng thấp, mà còn do đầu tư công, đầu tư tư nhân hay vốn FDI... đều giảm so với năm trước.

Thêm vào đó, yếu tố “tạo đà” cho CPI tăng là giá cả hàng hóa thì trong năm 2012 giá cả hàng hóa lại giảm, đặc biệt là giá hàng hóa nhập nhập khẩu. Mà những yếu tố này đều dễ dàng tăng trở lại vào năm 2013, đặc biệt là tiền đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở, cho bất động sản vốn được dự báo sẽ tăng trở lại trong thời gian tới. Chính vì thế, việc giảm thêm lãi suất sẽ tạo áp lực lên lạm phát. Hơn nữa, nếu lãi suất huy động giảm thêm ai còn muốn gửi tiền vào ngân hàng. Không phải chờ hiệu ứng chính sách của Thông tư 32, ngay những ngày đầu tháng 1/2013, thị trường huy động vốn đã ồn ào trở lại khi các ngân hàng thương mại đang

Năm 2013 Ngân hàng Nhà nước không thể điều hành bằng những mệnh lệnh hành chính nhiều như năm 2012

Khoảng trống cho 2013

Về cầu tín dụng, tháng 7/2012, khi Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng giảm lãi suất các khoản cho vay cũ xuống dưới 15%/ năm, cơ cấu lại nợ cho khách hàng mà không bị chuyển nhóm nợ... khiến nhiều doanh nghiệp hồ hởi, mong ngóng… Nhưng những gì các ngân hàng tiến hành sau đó khiến họ thất vọng. Thay vì giảm lãi suất, đẩy mạnh cho vay thì ngân hàng chỉ lo thu hồi nợ. Việc cho phép cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất cho vay khoản nợ cũ khiến các doanh nghiệp phải chạy đôn chạy đáo để đảo nợ.

Thế nhưng, khi khách hàng bấm bụng đi vay nóng với lãi suất cao để “trả nợ cũ đi, bọn em cho vay mới, lãi suất rất thấp” - như lời gợi ý của cán bộ tín dụng, thì sau đó ngân đó 13,5% đã là nợ xấu, nợ sắp xấu chắc chắn lớn hơn rất nhiều. Đề xuất gây sốc của BIDV là cho người mua nhà thu nhập thấp vay với lãi suất chỉ bằng 75% lãi suất huy động... Những chính sách lãi suất này hay các hành động cụ thể có lẽ phải cần thêm thời gian nữa mới được thực thi. Nhưng đó cũng là điểm hy vọng cho thị trường bất động sản, cho người có nhu cầu vay mua nhà và đặc biệt cho ngân hàng về cầu tín dụng trong thời gian tới.

Về cung nguồn vốn, mới bước sang năm 2013 ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đã cho rằng, vẫn còn dư địa để giảm lãi suất. “Nếu CPI giảm, chúng tôi sẽ tiếp tục giảm lãi suất”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã nhiều lần khẳng định như vậy. xét tình hình hiện tại, lạm phát đang gom tiền chuẩn bị cho mùa thanh khoản cuối năm và chuẩn bị cho làn sóng cầu vốn khi các biện pháp tháo gỡ khó khăn của các bộ, ngành được triển khai trong thời gian tới. Đây là lý do khiến nhiều ngân hàng đang diễn lại bài lách trần lãi suất.

Lãi suất là công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ. sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, nhưng có thể kích thích hay kìm hãm sản xuất. Đây là công cụ rất lợi hại, nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ không thể tiếp tục sử dụng lãi suất làm công cụ chủ đạo như năm 2012, càng không thể điều hành bằng những mệnh lệnh hành chính nhiều như năm 2012. Vì thế, khoảng trống còn lại cho năm 2013 mang nhiều màu tối hơn.

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG