Những nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới

Những nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới
Niên giám về tính cạnh tranh trên thế giới 2006 do Trường thương mại IMD có trụ sở tại Lausanne (Thụy Sĩ) biên soạn được công bố hôm 11/5, trong đó Mỹ vẫn là nước có nền kinh tế cạnh tranh nhất toàn cầu.
Những nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới ảnh 1
Dây chuyền lắp ráp xe Ford

Tuy nhiên, khoảng cách này đang bị các quốc gia châu Á và Bắc Âu thu hẹp.

Đầu tiên, cần phải nói rằng bảng xếp hạng tính cạnh tranh của nền kinh tế các nước do IMD đưa ra là một trong những đánh giá có uy tín nhất hiện nay.

Từ năm 1989, cùng với Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), IMD mỗi năm đều công bố bảng xếp hạng này. Năm nay, 61 quốc gia và vùng lãnh thổ có tên trong niên giám về tính cạnh tranh.

Thông qua các số liệu thống kê và một cuộc khảo sát quy mô, IMD xếp loại tính cạnh tranh của nền kinh tế các nước dựa trên 312 tiêu chí được chia thành 4 nhóm chính là tăng trưởng kinh tế, năng lực của chính phủ, năng lực của doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng - trong đó có các yếu tố như giáo dục, kỹ thuật, y tế và dịch vụ xã hội. Thường thì kết quả xếp hạng của WEF (ở quy mô nhiều nước hơn) không khác mấy so với của IMD.

Năm nay, cường quốc số 1 thế giới vẫn giữ được vị trí đầu bảng nhưng đã bắt đầu nghe hơi thở gấp gáp từ phía sau của một số nước. Nguyên nhân khiến ngôi vị của Mỹ bị đe dọa dù tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu khá tốt là do cách xử lý của chính phủ đối với mức thâm thủng ngân sách và nợ nước ngoài khổng lồ.

Chỉ riêng nợ nước ngoài của Mỹ mỗi ngày lại tăng thêm 2,1 tỉ USD và hiện phần lớn khoản nợ trên được hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng trung ương châu Á - chủ yếu là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, lãnh thổ Đài Loan, đặc khu Hồng Kông - thông qua các trái phiếu của Chính phủ Mỹ mà những ngân hàng này nắm giữ.

Theo đánh giá thì đây là một điều rất bất ngờ bởi "quốc gia cộng sản lớn nhất thế giới đang có khả năng trở thành chủ nợ của quốc gia tư bản lớn nhất thế giới". Xếp sau Mỹ lần lượt trong top 10 là Hồng Kông, Singapore, Iceland, Đan Mạch, Úc, Canada, Thụy Sĩ, Luxembourg và Phần Lan.

Đáng chú ý là Trung Quốc, nước có lượng dự trữ ngoại tệ lớn thứ 2 thế giới với 819 tỉ USD (chỉ sau Nhật Bản), đã leo 12 bậc lên vị trí thứ 19 trong khi quốc gia đông dân thứ nhì hành tinh là Ấn Độ cũng vượt 10 bậc lên vị trí 29.

Tại khu vực Đông Nam Á, ngoài Singapore thì Malaysia đứng hạng 23 (tăng 5 bậc) và Thái Lan hạng 32 (giảm 5 bậc) nhưng hơn Hàn Quốc (38, giảm 9 bậc).

Một số nền kinh tế lớn trên thế giới lại đứng ở những vị trí không cao như Nhật Bản (17), Anh (21), Đức (26), Pháp (35), Brazil (52) và tệ nhất là Ý (56, nền kinh tế duy nhất tăng trưởng 0% năm ngoái). Đứng ở vị trí cuối cùng (61) là Venezuela.

Theo Thanh Niên

MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.