Những thương vụ thâu tóm, sáp nhập đình đám năm 2012

Những thương vụ thâu tóm, sáp nhập đình đám năm 2012
Ba xu hướng lớn trong M&A năm qua là những thương vụ hầu hết tập trung vào các ngành sản xuất cơ bản; các ngành bất động sản, tài chính ngân hàng trở về gần với giá trị thực; các giao dịch chủ yếu là sáp nhập thân thiện.

Xây dựng dân dụng: KUSTO – COTECCONS

Tháng 3/2012, Công ty cổ phần Xây dựng Cotec (mã niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, HOSE: CTD) đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư chiến lược với Tập đoàn Kusto của Kazaxtan.

 
Những thương vụ thâu tóm, sáp nhập đình đám năm 2012 ảnh 1

Theo đó, Kusto đã mua 10,43 triệu cổ phần phát hành riêng lẻ và trở thành cổ đông lớn của Coteccons với tỉ lệ sở hữu 24,7%. Với mức giá phát hành 50.000 đồng/cổ phần (giá thị trường khi đó khoảng 30.000 - 33.000 đồng/cổ phần), tổng giá trị của giao dịch này đạt hơn 500 tỷ đồng, tương đương 25 triệu USD.

Coteccons là một trong những tập đoàn xây dựng hàng đầu Việt Nam, chuyên tập trung vào lĩnh vực xây dựng nhà cao tầng, khách sạn và khu nghỉ dưỡng, xây dựng công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Công ty này là đối tác của nhiều doanh nghiệp bất động sản nổi tiếng trong nước và quốc tế như Phú Mỹ Hưng, Vina Capital, indochina Capital, Hòa Phát, Phát Đạt và Tài Nguyên...

Trong năm 2012, thị trường bất động sản gần như đóng băng. bên cạnh các chủ đầu tư là người trực tiếp chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng, các nhà thầu thi công cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp đáng kể: chủ đầu tư chậm trả tiền trong khi vẫn phải trả chi phí mua nguyên vật liệu, lãi vay cao…

Tuy nhiên, cho đến cuối năm 2012, có thể nói thương vụ bắt tay với Kusto đã giúp Coteccons giảm thiểu đáng kể các tác động tiêu cực từ thị trường.

Hơn nữa, Coteccons đã và đang giữ được đà phát triển của các năm trước: nhận thêm được nhiều dự án mới và triển khai thi công các dự án cũ, trong đó có “đại” dự án MGM Grand Hồ Tràm.

Lợi nhuận sau thuế của Coteccons trong 9 tháng đầu năm đạt 153 tỷ đồng, tăng 4,7% so với 9 tháng đầu 2011 và đạt 73% kế hoạch của cả năm 2012.

Về phía Kusto, là một nhà đầu tư quốc tế và mong muốn gia nhập thị trường Việt Nam, Coteccons chính là đối tác đầu tiên và uy tín mà Kusto chọn mặt gửi vàng.

Với đánh giá tích cực về triển vọng phát triển của thị trường xây dựng, Kusto nhiều khả năng sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư - hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị trong lĩnh vực xây dựng.

Thức ăn chăn nuôi: Masan - Proconco

Tháng 10/2012, Tập đoàn Masan (MSN), thông qua các công ty con, đã mua lại 40% cổ phần và trở thành cổ đông lớn nhất của Công ty cổ phần Việt Pháp (Proconco).

Proconco hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản với 3 chi nhánh và 4 nhà máy đặt tại biên Hòa, Cần Thơ, Hà Nội và Hải Phòng.

Những thương vụ thâu tóm, sáp nhập đình đám năm 2012 ảnh 2

Tổng sản lượng thức ăn gia súc hàng năm đạt 1,2 triệu tấn và sẽ nâng lên thành 2 triệu tấn trong năm 2012. Proconco có mạng lưới phân phối bao gồm 475 nhà phân phối trên khắp 63 tỉnh thành, chiếm 12% thị phần cả nước.

Giao dịch này đã đặt nền tảng cho Tập đoàn Masan, cụ thể là Masan Consumer, tham gia vào phân khúc thị trường cung cấp chất đạm (thịt, cá, hải sản…) được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng cao nhờ vào dân số và thu nhập tăng trưởng nhanh của người dân Việt Nam.

Với mục tiêu cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam các sản phẩm protein “sạch” và có độ dinh dưỡng cao, đạt tiêu chuẩn châu Âu, Tập đoàn Masan dự định xây dựng một chuỗi giá trị đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm từ con giống, thức ăn chăn nuôi đến nông trại và quy trình xử lí, bảo quản, phân phối.

Việc mua lại Proconco chính là bước chiến lược quan trọng đầu tiên của Masan trong việc thực hiện mục tiêu dài hạn này. cao cấp, dẫn đầu là Vodka Hà Nội.

Thực phẩm và đồ uống: Diageo - Halico

Từ tháng 1-2011, Diageo đã thực hiện một số đợt mua cổ phần của Halico thông qua các đợt phát hành và từ Quỹ đầu tư VinaCapital. Diageo hiện đang đặt mục tiêu đạt 50% doanh thu từ các thị trường mới nổi trong thời gian từ nay tới năm 2015, so với mức 40% hiện tại.

 
Những thương vụ thâu tóm, sáp nhập đình đám năm 2012 ảnh 3

Hãng này gần đây đã thực hiện nhiều vụ mua lại doanh nghiệp tại các thị trường Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ethiopia và brazil để đạt mục tiêu trên.

Ngoài ra, hãng này cũng đang tìm cách mua lại cổ phần kiểm soát của hãng rượu tequila Jose Cuervo nổi tiếng của Mexico.

Với tư cách là một cổ đông chiến lược, Diageo đã và đang hỗ trợ Halico phát triển trong nhiều lĩnh vực như xây dựng thương hiệu, chuỗi cung ứng, phân phối và quan hệ với công chúng.

Sản phẩm nhựa: Napwaplastic – TNP & BMP

Tháng 3/2012, The Nawaplastic industries (Saraburi) Co., Ltd của Thái Lan thông qua giao dịch trên sàn, đã mua lại 16,7% cổ phần của Công ty Nhựa bình Minh (BMP) và 22,7% cổ phần của Nhựa Tiền Phong (TNP).

 
Những thương vụ thâu tóm, sáp nhập đình đám năm 2012 ảnh 4

Nếu lấy mức thị giá thời điểm tháng 3/2012 của hai công ty này lần lượt là 1.400 tỷ và 1.600 tỷ đồng thì tổng mức vốn đầu tư của Nawaplastic là xấp xỉ 600 tỷ đồng (234 tỷ đồng cho Nhựa bình Minh và 364 tỷ đồng cho Nhựa Tiền Phong). The Nawaplastic industries (Saraburi) Co., Ltd là công ty thành viên của Nawaplastic - một công ty của Thái Lan chuyên về sản xuất ống nhựa PVC.

Trong khi đó, Nhựa bình Minh và Nhựa Tiền Phong là hai doanh nghiệp sản xuất ống nhựa xây dựng hàng đầu Việt Nam với doanh thu năm 2011 đạt lần lượt 1.832 tỷ và 2.438 tỷ đồng.

Nhựa bình Minh và Nhựa Tiền Phong trước đây là hai doanh nghiệp nhà nước, được cổ phần hóa vào năm 2003. Hiện nay Tổng Công ty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCiC), đại diện phần vốn nhà nước, vẫn còn đang nắm giữ khoảng 29% cổ phần của Nhựa bình Minh và 37% cổ phần của Nhựa Tiền Phong.

Thủy sản: Panga Holdco – Go Dang AGD

Tháng 12/2012, thông qua các giao dịch mua trên sàn và mua phát hành riêng lẻ, Panga Holdco, một công ty của Singapore đã đầu tư 554 tỷ đồng để mua 8,8 triệu cổ phiếu, tương đương 48,9 % cổ phần của CTCP Gò Đàng (aGD).

Panga Holdco là công ty do Navis asia Fund Vi Management Company Ltd lập ra để đầu tư vào Godaco. Đây là quỹ đầu tư do Navis Capital (Malaysia) quản lý.

 Panga Holdco Pte Ltd hiện nắm giữ 48,88% cổ phần của AGD
Panga Holdco Pte Ltd hiện nắm giữ 48,88% cổ phần của AGD.

Godaco hoạt động trong lĩnh vực thủy sản với các sản phẩm chính là nuôi trồng chế biến nghêu sò; cá tra, basa và mực, bạch tuộc… Công ty này là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh (nghêu, sò...) lớn nhất nước.

Đầu tháng 10/2012, Đại hội cổ đông bất thường của Godaco đã thông qua việc hủy niêm yết tự nguyện cổ phiếu của công ty. Trước khi hủy niêm yết, công ty đã mua lại cổ phiếu của các cổ đông nhỏ với giá 50.000 đồng/ cổ phiếu. Việc hủy niêm yết nhiều khả năng không nằm ngoài mục đích để công ty tập trung hơn vào hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi đã huy động được khối lượng vốn đáng kể và tìm được đối tác chiến lược.

Sau khi Panga Holdco đầu tư vào Godaco thì lượng cổ phiếu lưu hành ngoài thị trường còn chưa tới 8% (tính theo vốn điều lệ mới). Hai cổ đông nội bộ là ông Nguyễn Văn Đạo và Lê Sơn Tùng cùng gia đình hiện đang nắm giữ 43,15% cổ phần.

Trở về giá trị thực và giao dịch thân thiện

Nhìn tổng thể, có thể nhận ra đa số các giao dịch M&a diễn ra trong năm 2012 đều tập trung vào những lĩnh vực sản xuất cơ bản (bao gồm xây dựng dân dụng, sản xuất nhựa, thủy sản…) và thực phẩm, đồ uống. Hai thương vụ có giá trị lớn nhất, như đã đề cập ở đầu bài, thuộc về lĩnh vực ngân hàng: Vietinbank và Vietcombank.

Trong tháng 12-2012, hai tập đoàn xi măng lớn nhất nhì của indonesia và Thái Lan đã mua kiểm soát tại hai công ty sản xuất gạch và xi măng của Việt Nam (Prime Group và Geleximco). Giá trị giao dịch cũng khá đáng kể, khoảng trên dưới 240 triệu USD/giao dịch. Một số công ty bất động sản có tiềm lực tài chính tốt như C.T Group, Đất Xanh, Hoàng Quân... đang mua lại dự án của các chủ đầu tư khác.

Các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ Nhật bản, Thái Lan và Indonesia. Ngoài ra có Kusto từ Kazaxtan. Do tác động từ khủng hoảng kinh tế, những thương vụ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng như tài chính ngân hàng đã về gần với

Khi đại gia châu Á vươn tay

Điểm chung nhất trong các cuộc M&A đình đám gần đây là phía nước ngoài nhắm đến các doanh nghiệp hàng đầu mỗi ngành nghề để sở hữu tỷ lệ chi phối và gia tăng vị thế tại thị trường Việt Nam. giá trị thực hơn.

Trong bất động sản, điều này cũng một phần do tính thanh khoản của các sản phẩm bất động sản của các công ty này thấp, có công ty còn gần như bằng không (không bán được hàng), nợ xấu tăng cao dẫn đến phải bán tháo dự án với mức giá thấp hơn khá nhiều so với kỳ vọng ban đầu.

Về kết quả sau M&a, do thời gian tương đối ngắn và thông tin không được công khai nên chưa thể nhận xét được gì nhiều. Về cơ bản, có thể thấy các thương vụ M&a diễn ra trong năm qua hầu hết tập trung vào các ngành sản xuất cơ bản, có quy mô thương vụ dao động trong tầm từ 20-30 triệu USD.

Các giao dịch cũng hầu hết là sáp nhập thân thiện và tự nguyện, doanh nghiệp và nhà đầu tư bắt tay nhau cùng phát triển. Xu hướng này nếu tiếp tục sẽ tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai gần.

Các doanh nghiệp Việt vừa có vốn, vừa học hỏi được công nghệ sản xuất và kinh nghiệm quản lý từ những tập đoàn đa quốc gia lớn - điều đã và đang diễn ra tại Coteccons.

- Thương vụ M&A lớn nhất năm qua và có lẽ lớn nhất từ trước tới nay thuộc về Ngân hàng TMCP Công Thương (Vietinbank), khi họ bán 20% cổ phần với mức giá 24.000 đồng/cổ phiếu cho đối tác Nhật bản - bank of Tokyo, Mitsubishi UFJ. Tổng giá trị của giao dịch lên tới 743 triệu USD, tương đương 15.465 tỷ đồng.

Thương vụ này kết thúc vào tháng cuối năm 2012 đã khép lại một năm giao dịch sôi động trong lĩnh vực M&a tại Việt Nam. Hồi đầu năm, tháng 1-2012, một giao dịch lớn khác trong ngành ngân hàng cũng đã được hoàn tất với bên mua là tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Nhật bản, Mizuho. Họ đã bỏ ra 567,3 triệu USD (11.818 tỷ đồng) để mua 15% cổ phần của Vietcombank, với mức giá mua rất cao-34.000 đồng/cổ phiếu.

Trong bài viết này Doanh Nhân không đi sâu phân tích những giao dịch có quy mô lớn xét về giá trị, mà chỉ nêu ra 5 thương vụ được đánh giá là tiêu biểu trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Những thương vụ này không những tạo ra giá trị tích hợp (synergy value) cho hai bên mua - bán trong giao dịch, mà còn tác động lớn đến thị trường, bởi bên bán đa số là doanh nghiệp Việt Nam vốn chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực hoạt động của họ.

- Tài chính – Ngân hàng: Tổng giá trị: 1,3 tỷ USD. Số thương vụ: 4. Nguồn: TNK Capital.

Bất động sản: Tổng giá trị: 269,6 triệu USD (*)

Số thương vụ: 10

(*) 3 thương vụ chưa có số liệu

Thủy hải sản: Tổng giá trị: 29,7 triệu USD. Số thương vụ: 3.

Thực phẩm và đồ uống: Tổng giá trị: 62 triệu USD. Số thương vụ: 2.

Xi măng & XD Dân Dụng: Tổng giá trị: 499 triệu USD. Số thương vụ: 3.

4NApWApLASTiC – TNp & bmp phần trong chiến lược của Diageo nhằm trường Việt Nam với các sản phẩm rượu

Sản phẩm nhựa: 5 Panga Holodco – Go Dangagd Thủy sản

Thành Trung - Nguyễn Tiến Phúc
Doanh Nhân

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.