Nợ nần vì lũ lụt

Nông dân tái nghèo, tìm đâu lối ra?

Nông dân tái nghèo, tìm đâu lối ra?
TP - Mất mùa thì đói mà được mùa có khi lại còn lo hơn, vì giá bán rẻ như cho. Vay để thoát nghèo lại càng nghèo...

>> Bài 2

Bài 3 : Vay để thoát nghèo, càng nghèo

Nợ nần vì lũ lụt

Khi lấy chồng, chị Kiều Thị Bình ở thôn Trại Khoai- Thị trấn Phúc Thọ- Hà Nội hy vọng sẽ dốc lực để vượt qua khó khăn.

Bốn năm qua,  gia đình chị Bình vẫn còn nợ 10 triệu đồng. Có đôi bò chị nuôi gần đến ngày bán đột nhiên lăn ra chết. từ hơn 10 triệu đồng nay lái buôn chỉ trả với giá 1,2 triệu.

Vừa rồi chồng chị mất vì bệnh hiểm nghèo, thuốc thang cho chồng tốn kém, chị phải vay nợ, rồi tiền làm đám tang cho chồng. Những khoản nợ chồng chất, lên đến 54 triệu đồng, chị chưa biết sẽ làm gì để trả.

Nhà có bao nhiêu thóc chị bán sạch lấy tiền trả nợ. Nhiều khi chẳng còn gạo, lại đi ăn nhờ hay đi mua chịu.

Gia đình anh Long, cũng như nhà chị Bình, cũng mong muốn thoát nghèo, vay tiền để làm kinh tế. Gặp anh lấm lem bùn, mặt phờ phạc. Nhìn ra hơn hai mẫu ao cá, anh thở dài, trận mưa lịch sử vừa qua cuốn hết cá. Tiền cá, tiền đu đủ, tiền bưởi Diễn… cũng hơn 60 triệu đồng, ra đi vì mưa lũ đầu tháng 11 vừa qua.

Căn nhà vợ chồng anh Long và hai con ở chừng 20 m2. Nhà không bao giờ được khóa. Hai chiếc giường đôi kê sát vào nhau, mùa đông mà nhà không có chăn ấm. Thứ có giá trị nhất trong nhà anh Long lúc này là cái TV mới mua vẫn còn nợ 1 triệu đồng.

“Từ bé đến lớn tôi chưa biết đến điều khiển TV. Nay tôi không muốn con tôi lại giống cảnh của tôi nữa. Cũng phải cho chúng biết chút tin tức” -  anh Long nói.

Tiêu chuẩn hai vợ chồng được 2,4 sào ruộng, quanh năm làm lụng chẳng đủ ăn, anh nghe có nhiều người làm giàu nhờ vườn ao chuồng và anh liều thử. Thuê hai mẫu ruộng của hợp tác xã với giá sáu tạ cá/năm tương đương với 10 triệu đồng/năm, anh bắt tay đào ao thả cá, mua vịt, lợn về nuôi.

Nhà anh thuộc diện nghèo, anh vay ngân hàng 15 triệu đồng với lãi suất 0,65%. Vay anh em, họ hàng hơn 20 triệu đồng nữa đầu tư vào hơn hai mẫu cá. Vụ cá năm nay mất trắng, hàng tấn cá theo nước lớn ra đi, anh còng lưng với món nợ 10 triệu đồng. Vợ chồng anh như ngồi trên  lửa vì không nguồn thu, lấy gì trả nợ?

Đã nghèo giờ còn nghèo hơn…

Cả đời chắt chiu làm lụng với chồng, bà Nguyễn Thị Trang (78 tuổi, ở xóm Trại Khoai (Phúc Thọ - Hà Nội) có mảnh đất bốn thước nhưng không có tiền để xây nhà. Đành đi ở với đứa con trai cả. Anh con trai út của bà 35 tuổi nhưng chưa lấy được vợ: “Chẳng có tiền mà ăn huống hồ tiền cưới vợ cho nó”.

Cụ cho biết: “Đầu năm nay tôi cũng khấp khởi mừng định bụng sẽ sửa cái chuồng lợn cũ để thành phòng cho vợ chồng nó ở nhưng vợ chưa cưới của nó lại bị tai nạn chết”.

Cụ cho biết, nhà cụ có ba sào ruộng. Không có người làm nên đến mùa lúc nào cũng phải thuê người. Khổ nỗi, nếu thuê công làm và tiền giống chỉ hòa vốn: “ba sào năm nào nhà tôi cũng phải thuê vì không cấy không được. Cấy thì mới yên tâm và có thóc mà ăn”.

Ao ước lớn nhất của đời cụ là xây được cái nhà, mẹ con có chỗ chui vào chui ra. số tiền vay năm triệu theo diện hộ nghèo mẹ con cụ vẫn chưa trả hết. Năm được mùa thóc thì mất trắng hoa màu. Năm được hoa màu thì lại mất mùa lúa. Tiền bán thóc cũng chỉ đủ trả tiền giống, thuốc sâu, lấy đâu tiền mà trả nợ.

Hai đứa con anh, cố lắm cũng chỉ lo cho đi học được đến lớp 12. Chúng nó học tiếp thì tốn kém, nhưng vay nợ tôi cũng cố lo để chúng thoát kiếp làm ruộng. Nhưng rốt cuộc con mình vẫn tiếp bước nghề nông.

Mấy chục năm đeo bám lúa. Cây lúa tươi tốt ngoài đồng còn thân hình anh ngày một gầy đét. Căn nhà gạch, xiêu vẹo oằn mình trước những cơn gió ban trưa. 

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.