Nửa năm, trên 1 triệu người theo học nghề

Lãnh đạo Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp chủ trì Hội nghị
Lãnh đạo Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp chủ trì Hội nghị
Trong nửa đầu năm 2019, hệ thống đào tạo nghề cả nước đã tuyển sinh và đào tạo 1.081 nghìn người, thông tin được đưa ra tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) diễn ra sáng 29/7.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp Đỗ Năng Khánh cho biết, trong 6 tháng đầu năm, các trường nghề cả nước đã tuyển sinh ước đạt 1.081 nghìn người (đạt 48% kế hoạch năm). Trong đó, trình độ cao đẳng, trung cấp nghề khoảng 112.000 người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề khác khoảng 969.000 người.

Tuy nhiên, do công tác phân luồng, định hướng giáo dục nghề nghiệp từ hệ thống giáo dục phổ thông chưa tốt theo Chỉ thị 10 và Quyết định 552 của Thủ tướng, dẫn đến công tác tuyển sinh các nhóm trường Top dưới, các trường trung cấp vẫn khó khăn.

Cũng trong thời gian trên, Tổng cục tiếp tục tổ chức đào tạo thí điểm cho 12 nghề cấp độ quốc tế chuyển giao từ Úc; Hoàn thiện các tiêu chí kiểm định điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn của Đức; Xây dựng chi phí đào tạo thí điểm, thực hiện công tác tuyển sinh cho 22 nghề đã chuyển giao từ CHLB Đức...

Tổng cục cũng chủ động triển khai các hoạt động gắn kết với doanh nghiệp, ngoài triển khai các kế hoạch đã được ban hành, còn ký kết hợp tác với một số doanh nghiệp Daikin, LG; Tổng hội nhà thầu, Tổng Công ty xây dựng Hòa Bình...; Hướng dẫn việc thành lập Tổ Công tác gắn kết Giáo dục Nghề nghiệp với doanh nghiệp tại một số địa phương như Đà Nẵng, Vĩnh Phúc...; Các trường nghề, đặc biệt các trường cao đẳng trên cả nước cũng tăng cường tổ chức ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp.
Nửa năm, trên 1 triệu người theo học nghề ảnh 1 Thứ trưởng LĐ-TB&XH Lê Quân phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Thứ trưởng LĐ-TB&XH Lê Quân ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp đã đạt được trong 6 tháng đầu năm 2019. Trong đó, đặc biệt về tham mưu, góp ý các nội dung sửa đổi, bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Gáo dục, xác định thẩm quyền quản lý nhà nước về giáo dục nghề; cơ chế phân luồng học sinh vào học nghề... Qua đó góp phần vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo cơ hội và thu hút người học cũng như thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề. Thời gian 6 tháng cuối năm, Tổng cục cần tiếp tục tăng cường thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; xử lý nghiêm và ngay những sai phạm trong đào tạo, nhất là đào tạo tập trung. Tập trung siết chặt việc mở rộng các địa điểm đào tạo, một hình thức trá hình để thu lợi bất chính; Khẩn trương phối hợp với các địa phương để sắp xếp, quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề.
Nửa năm, trên 1 triệu người theo học nghề ảnh 2 Toàn cảnh Hội nghị
Ngoài ra, Thứ trưởng Lê Quân cũng đề nghị Tổng cục đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đào tạo cán bộ quản lý; Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai các hoạt động Dự án “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục nghề nghiệp”. Tổng Cục trưởng Nguyễn Hồng Minh đề nghị trong thời gian còn lại của năm 2019, Tổng cục cần rà soát công tác chuyên môn, tập trung thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ công tác năm 2019. Trong đó tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 với tổng số lượng tuyển sinh dự kiến là 2.260 nghìn người; Tích cực, chủ động xây dựng, hoàn thiện để trình ban hành các văn bản còn lại, đảm bảo chất lượng, tiến độ theo kế hoạch; Tiếp tục tăng cường các hoạt động gắn kết với doanh nghiệp và trường nghề với thị trường lao động, việc làm bền vững; Tiếp tục hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá cơ sở dạy nghề thuộc phạm vi quản lý...
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.