Ông chủ Kangaroo: Kinh doanh không phải như ‘hai con dê qua cầu’

Ông chủ Kangaroo: Kinh doanh không phải như ‘hai con dê qua cầu’
TPO - Vừa được tôn vinh là một trong 100 doanh nhân trẻ tiêu biểu 2013, nhận cúp Thánh Gióng do Phòng TM&CN Việt Nam tổ chức, Tổng Giám đốc Tập đoàn Kangaroo Nguyễn Thành Phương chia sẻ bí quyết.

> Leader Talk – Diễn đàn cho các Doanh Nhân cùng tỏa sáng

Ông Phương cho rằng kinh doanh ngày nay không phải là cạnh tranh như “hai con dê qua cầu” mà là tìm ra những yếu tố mới, con đường đi riêng để vượt lên trước.

Thành công nhờ tư duy mới

Có thể nói, là doanh nhân tiêu biểu năm nay khó hơn vạn lần những năm trước, thưa anh?

Tiêu chí lựa chọn doanh nhân tiêu biểu của ban tổ chức đã là tiêu chí chung của giải. Tuy nhiên, mỗi thời điểm, phụ thuộc vào đặc điểm tình hình nền kinh tế, sự phát triển của các doanh nghiệp lại có những doanh nghiệp đi lên, có những doanh nghiệp thụt lùi. Với nền kinh tế như hiện nay, việc giữ vững được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường đã là một thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của tập thể doanh nghiệp.

Đối với Kangaroo, năm 2013, đánh dấu 10 năm tại Việt Nam, cũng là năm Kangaroo khẳng định vị thế số 1 của mình trên thị trường, thành công này không chỉ của một cá nhân mà là của cả tập đoàn. Giải thưởng này cũng là sự ghi nhận của cộng đồng đối với những đóng góp của Kangaroo cho xã hội.

Đang có những lo ngại về thế hệ doanh nhân trẻ chưa đủ tầm và lực để tiếp nhận và phát triển sự nghiệp kinh doanh của thế hệ trước? Anh nghĩ thế nào khi mình là người đại diện cho thế hệ trẻ?

Thế giới có những người thành công từ khi còn rất trẻ, còn trẻ hơn chúng ta
ngồi đây và khởi nghiệp chỉ với số vốn rất ít ỏi. Trong thế giới phẳng như
hiện nay, không còn khái niệm khoảng cách già hay trẻ, kinh nghiệm hay động lực mà thành công đến bởi tư duy mới, dám nghĩ dám làm.

Kinh doanh ngày nay không phải là cạnh tranh như “hai con dê qua cầu” mà là tìm ra những yếu tố mới, con đường đi riêng để vượt lên trước.

Cần tạo bản sắc riêng

Theo anh, điều gì quan trọng nhất để các doanh nhân vững vàng được
trong năm nay và các năm kế tiếp?

Sự nhạy bén và dám mạo hiểm. Trong bối cảnh kinh tế thay đổi hàng ngày như hiện nay thì những tư duy cố hữu sẽ rất khó trụ vững và phát triển và cạnhtranh với các doanh nghiệp ngoại. Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam đang yếu trong 3 điểm, đó là sáng tạo- mạo hiểm; khả năng ứng biến và vấn đề thương hiệu.

Thực tế các doanh nghiệp Việt đang bị lún sâu vào “cạnh tranh” mà ít tìm một định hướng khác. Cạnh tranh chỉ làm chậm quá trình phát triển chứ không mang lại các kỳ tích như chúng ta mong đợi. Không sáng tạo, không mạo hiểm thì khó lòng thoát ra khỏi “ao làng” mà vươn ra biển lớn được, tâm lý nặng về so sánh và e dè khiến doanh nghiệp Việt mất đi sự mạo hiểm.

Về lý thuyết, doanh nghiệp muốn phát triển cần phải có những định hướng chiến lược dài hơi, 5 năm, 10 năm. Nhưng trên thực tế, sau một đêm nền kinh tế đã có những bước chuyển mà bạn không thể ngờ tới, buộc doanh nghiệp phải có điều chỉnh trong ngắn hạn để thích nghi với tình hình thực tế mà vẫn đạt được mục tiêu trong dài hạn. Mà với các doanh nghiệp Việt, khả năng này còn khá hạn chế.

> RO Kangaroo ra mắt với hàng loạt cải tiến
> Hé lộ thông tin công nghệ lọc nước mới của Kangaroo

Xây dựng thương hiệu

Điều đặc biệt, tôi nhận thấy điểm yếu và thiếu nhất hiện nay của doanh nghiệp Việt là vấn đề thương hiệu. Ý thức về việc đầu tư xây dựng thương hiệu trong DN Việt cũng đã được định hình khá rõ nhưng hầu hết đều loay hoay và không có định hướng và thiếu cách thức triển khai. Đa số đều học tập đôi khi áp dụng nguyên xi cách xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp đã thành công vào doanh nghiệp của mình, đây là cách “tự sát” nhanh nhất bởi bạn không tạo ra được bản sắc cho riêng mình, mà khi không có bản sắc thì sẽ không ai nhớ đến bạn cả.

Cảm ơn anh!

Theo Hỗ trợ
MỚI - NÓNG