Phá giá NDT, “tiền nóng” chảy khỏi Trung Quốc

Phá giá NDT, “tiền nóng” chảy khỏi Trung Quốc
TP - Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch nhận xét, việc hạ giá đồng NDT  cho thấy “áp lực lên nền kinh tế” Trung Quốc.

Đồng NDT hôm qua đã chấm dứt 3 ngày giảm giá sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), trấn an thị trường, khiến nhiều người bớt lo ngại sự trượt giá liên tục này báo hiệu một thời kỳ sụt giá lâu dài. 

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch nhận xét, việc hạ giá đồng NDT  cho thấy “áp lực lên nền kinh tế” Trung Quốc, nhưng cũng cho thấy chính quyền nước này vẫn duy trì cam kết cải cách định hướng thị trường.

Trong khi đó, việc Trung Quốc phá giá mạnh đồng tiền khiến nhiều người giàu ở nước này tiếc nuối vì không chuyển tiền ra nước ngoài sớm hơn. 

Nhiều người đang tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài, cho dù PBOC bác bỏ khả năng tiếp tục đánh tụt giá đồng tiền và nói rằng, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc hiện ở mức 3.650 tỷ USD, cán cân vãng lai đang thặng dư.

Hãng tư vấn Boston Group cho biết, khoảng 4 triệu gia đình Trung Quốc có tài sản riêng ít nhất 1 triệu USD, và sự biến động mạnh của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong tháng qua đã thôi thúc họ đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn. 

Xu hướng này làm trầm trọng hơn tình trạng chảy vốn ra khỏi Trung Quốc trong năm qua. Các nhà phân tích của hãng JPMorgan ước tính, khoảng 235 tỷ USD “tiền nóng” chảy khỏi Trung Quốc trong thời gian từ quý 3 năm ngoái đến cuối quý 2 năm nay.

NHNN đã phản ứng kịp thời

Nhận định về việc nới biên độ ngay tức thì của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sau cú phá giá NDT của Ngân hàng Trung ương Nhân dân Trung Quốc, Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: 

Thị trường hiện tại vẫn đang nằm trong vùng có ở sự biến động lớn, việc “nới” biên độ thêm 1% của VND/USD không đủ đâu. Tuy nhiên, phải nhìn nhận trước biến cố này, NHNN đã xoay chiều, phản ứng kịp với tình hình. Đây có thể xem như một sự nhạy bén và linh hoạt.

Nhiều người dân băn khoăn nói muốn mua USD vào, ông thấy sao?

Nếu NDT phá giá tiếp, chắc chắn không đủ, tỷ giá sẽ càng ngày càng lên chứ không có xuống. Nhìn như thế, những người nào muốn kinh doanh ngoại tệ thì rõ là họ có điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên cần lưu ý, mặc dầu có cơ hội để kiếm tiền, cơ hội về mặt thương mại là có nhưng rủi ro về mặt pháp lý không hề nhỏ.

Nếu NDT tiếp tục bị phá giá, thì điều hành tỷ giá của NHNN nên thế nào?

Việc cam kết của NHNN không đẩy tỷ giá lên quá 2% trong năm nay có lợi về mặt tâm lý nhưng những biến động trên thị trường thì bất khả kháng, NHNN phải can thiệp kịp thời. Về mặt chính sách những cam kết  trước đây tạo niềm tin cho người dân với tiền đồng, cho doanh nghiệp chủ động lập kế hoạch kinh doanh. 

Nhưng hiện tại vấn đề không phải phá vỡ hay không mà quan trọng phải ứng xử thế nào. Điều chỉnh nới 1% của NHNN nếu trong những ngày tới đây có biến động thì rõ ràng sẽ là không đủ, NHNN có thể phải tính đến mức độ cho phù hợp hơn.

Cảm ơn ông!

Khánh Huyền (thực hiện)

Theo Theo Xinhua, China Daily, BBC
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.