Chuyện nhà băng:

Phần thưởng lớn

Phần thưởng lớn
TP - Tuần qua, thị trường tài chính ngân hàng cùng lúc đón nhận hai tin vui.

Thứ nhất là việc sau một thời gian dài, Bộ Tài chính đã phát hành thành công trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ra thị trường vốn quốc tế với tổng khối lượng 1 tỷ Đô la Mỹ với lãi suất thấp; Cùng đó là việc Fitch nâng hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam lên một bậc (từ B+ lên BB-) và Moody (từ B2 lên B1). 

Nhìn nhận việc Fitch vừa nâng hạn mức tín nhiệm cho Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam phát biểu đây là một bước tiến tốt đối với Việt Nam, một phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực đạt được trong việc ổn định nền kinh tế vĩ mô.

Theo bà Victoria Kwakwa, tại bản báo cáo của Fitch có thể nhận thấy việc củng cố xếp hạng tín nhiệm để từ các yếu tố như kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, khu vực đối ngoại mạnh hơn, xuất khẩu đẩy mạnh, nhìn chung môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh . “Đối với những điều đạt được từ góc độ ngân hàng có thể thấy NHNN đã có trách nhiệm chủ chốt trong việc điều hành chính sách tiền tệ “- Bà Victoria Kwakwa nhấn mạnh. 

Nhìn lại xu hướng của một vài năm vừa qua, bà Victoria Kwakwa cũng chỉ ra rằng về lạm phát: (2010; 2011) từ 25% từ 2 con số xuống 1 con số khoảng khoảng 6%; Lạm phát thấp nhất trong vòng 5 năm ở điểm 3.2; Tăng trưởng tín dụng giữa 2000-2010 đạt khoảng 53%. “Việt Nam đã từng có mức tỷ lệ tăng trưởng tín dụng khá cao trên GDP trên 100%, điều này không tốt, “không healthy” với một nền kinh tế như Việt Nam. Hiện nay với mức độ tăng trưởng tín dụng phải chăng hơn, tỷ lệ này giảm dần, dưới 100%, tôi nghĩ nó khoảng 96%. Tăng trưởng tín dụng khoảng 10% hàng năm trong vòng 2 năm trở lại sẽ vừa phải hơn trước; lãi suất trở nên khả quan hơn trong quá khứ”-bà Victoria Kwakwa nhấn mạnh. 

Theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, việc Fitch nâng hạng tín nhiệm cho Việt Nam ngoài tầm quan trọng nâng cao vị thế của quốc gia đối với khu vực và quốc tế, hơn lúc nào hết sự kiện cho thấy hiệu quả thực sự của tính minh bạch thông tin trong chính sách tiền tệ đang phát huy tác dụng.

Không dám nhận công phần cả nhưng theo vị đại diện này thời gian qua, NHNN đã điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, chủ động đưa tiền ra và rút bớt tiền về linh hoạt qua các kênh để kiểm soát lượng tiền cung ứng, hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối trong điều kiện mua ngoại tệ để tăng dự trữ Ngoại hối Nhà nước; từ đó góp phần quan trọng vào thành công trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô.

Được biết trong khuôn khổ ổn định tài chính được tăng cường, NHNN đã thành lập Vụ Ổn định Tiền tệ - Tài chính (tiền thân là ban FSAP) để triển khai chức năng mới của NHNN là ổn định tiền tệ - tài chính. Sự ra đời của Vụ mới này được kỳ vọng sẽ là khởi nguồn cho quyết tâm giữ sự ổn định và niềm tin bền vững với thị trường tài chính tiền tệ vốn dĩ khó cầm cương.

MỚI - NÓNG