Phạt 200 triệu nếu giữ tiền 'cọc' của lao động đi làm việc ở nước ngoài

 Các trường hợp giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động cũng sẽ bị xử phạt
Các trường hợp giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động cũng sẽ bị xử phạt
TPO - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với nhiều nội dung đáng chú ý.
Theo đó, phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động khi ký kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động; buộc người lao động phải đóng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện lao động.
Mức phạt này áp dụng với cá nhân. Đối với trường hợp tổ chức vi phạm, mức phạt sẽ tăng gấp 2 lần. 
Trong trường hợp doanh nghiệp không đưa được lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng không hoàn trả các khoản chi phí mà lao động đã nộp, Nghị định nêu rõ sẽ phạt tiền từ 150-200 triệu đồng.
Mức phạt cũng áp dụng đối với trường hợp thu, quản lý sử dụng tiền ký quỹ của người lao động không đúng quy định; Không nộp bổ sung đủ, đúng hạn số tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ theo quy định, Không đảm bảo đủ số tiền ký quỹ của doanh nghiệp tại ngân hàng. 
Ngoài ra, các doanh nghiệp vi phạm những nội dung trên sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 1-12 tháng.
Phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tư vấn, tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động; Lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định:
Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi không có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, và không thuộc trường hợp doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu đưa lao động dộng đi làm việc ở nước ngoài... Các doanh nghiệp cũng sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 6-12 tháng nếu vi phạm những quy định này. 
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2020.
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.