Phi công đột tử trên không, làm gì để đảm bảo an toàn chuyến bay?

Công việc phi công đòi hỏi áp lực về sức khoẻ, tinh thần
Công việc phi công đòi hỏi áp lực về sức khoẻ, tinh thần
TPO - Cho dù tiêu chuẩn và quy trình quản lý sức khoẻ phi công khắt khe nhưng vẫn có những trường hợp phi công đột qụy hoặc tâm lý bất thường trong lúc bay. Trong trường hợp này,  phải thực hiện nhiều quy trình để đảm bảo an toàn cho hành khách.

Ông Hồ Minh Tấn, Trưởng phòng Tiêu chuẩn an toàn bay Cục Hàng không, đồng thời là một phi công cho hay: Tiêu chuẩn và quy trình quản lý sức khoẻ phi công khắt khe. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp phi công đột qụy hoặc tâm lý bất thường khi máy bay đang trên không trung. Trường hợp này phải thực nhiều quy trình để đảm bảo an toàn cho hành khách.

Ông Tấn cho hay, để phòng ngừa sự cố, một tổ bay của máy bay thương mại đều bố trí 2 phi công (trừ máy bay gia đình, máy bay quân sự). Khi một phi công bị ngất, phi công còn lại lập tức phải đỡ phi công đó ngả lưng vào ghế và gọi tiếp viên dùng dây chằng buộc lại để phi công tì đè vào các nút/cần điều khiển.

Phi công còn lại tuỳ theo tình hình sẽ quay về sân bay xuất phát, hạ cánh tại sân bay gần nhất hoặc đi hết hành trình.      

Theo ông Tấn, không chỉ khi phi công tử vong hay bất tỉnh (như trường hợp phi công Đài Loan đột tử trong buồng lái hôm 28/3 tại Tân Sơn Nhất), các biểu hiện bất thường về tâm, sinh lý khi bay của của phi công đều có quy trình phát hiện, xử lý.

Cụ thể, khi điều khiển máy bay, hai phi công thường ra các huấn lệnh bay (các nội dung trao đổi công việc đã thành quy chuẩn). “Nếu có sự sai khác về hô đáp các huấn lệnh, lập tức phải đặt ra nghi vấn và thử lại. Đến lần thứ 3 vẫn có bất thường, phi công có sự bất thường đó buộc phải dừng tham gia điều khiển máy bay”.

Theo ông Tấn, những bất thường trong hoạt động của phi công có thể bắt nguồn từ lý do sức khoẻ, yêu tố tâm lý (như cãi nhau với vợ con, người thân trong gia đình phi công gặp tai nạn…).

Phi công đột tử trên không, làm gì để đảm bảo an toàn chuyến bay? ảnh 1  Ông Hồ Minh Tấn (phải) trong một buổi thực hành với thiết bị bay mô phỏng

Ngành hàng không có tiêu chuẩn riêng đối với sức khoẻ của phi công. Tại Việt Nam, sức khoẻ phi công phải tuân thủ theo Thông tư liên tịch Quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không và điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khỏe cho nhân viên hàng không (Thông tư 18/2012/TTLT –BYT – BGTVT).

Theo đó, yêu cầu sức khoẻ phi công cao nhất (loại 1) trong các nhân viên ngành hàng không. Trong quá trình học tập, phi công phải tự có chế độ luyện tập, giữ dìn sức khoẻ. Theo quy định, phi công phải định kỳ khám sức khoẻ 1 năm/lần đối với người dưới 40 tuổi và 6 tháng/lần đối với người trên 40 tuổi.

Trước mỗi chuyến bay, phi công cũng phải đảm bảo chế dộ nghỉ ngơi, không sử dụng chất có cồn. Tuỳ theo hãng hàng không sẽ có biện pháp kiểm tra sức khoẻ, tâm lý của phi công trước chuyến bay và phi công dự phòng trong trường hợp cần thay thế.

Theo ông Tấn, các quy định về kiểm tra sức khoẻ của phi công tại Việt Nam tuân thủ các quy định của ICAO (Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tê). Tại Việt Nam có 2 cơ sở được phê chuẩn khám sức khoẻ phi công là Trung tâm Y tế hàng không (thuộc Cục Hàng không Việt Nam) và Viện Y học Hàng không (thuộc Quân chủng Phòng không không quân).

Trước đó, ngày 28/3, một phi công là cơ trưởng chuyến bay mang số hiệu AE1858 của hãng hàng không Mandarin (Đài Loan) có lịch khởi hành từ Tân Sơn Nhất đi sân bay Đài Trung (Đài Loan) đã bị đột tử ngay khi máy bay chuẩn bị cất cánh. Cơ trưởng xấu số là người Đài Loan, sinh năm 1983. Giấy chứng nhận sức khoẻ và bằng lái do cơ quan chức năng cấp và xác nhận vẫn còn giá trị sử dụng.

Một số yêu cầu về sức khoẻ của phi công theo thông tư 18/2012/TTLT –BYT – BGTVT như sau: Phi công yêu cầu không được mắc các bệnh lý, rối loạn tâm thần (như các hội chứng tâm thần; không bình thường về trí tuệ và các quá trình tâm lý; nghiện rượu, phụ thuộc vào các chất kích thích, chấn thương sọ não, cột sống…). Phi công phải không có một bất thường nào về hệ tim mạch, tai, mũi, xoang và họng, xương khớp, tiêu hoá, tiết niệu, sinh dục… và không được mắc các bệnh theo quy định chi tiết trong thông tư.  

Về thị lực, không có bất kỳ bất bình thường nào về chức năng thị giác và các tổ chức liên quan đến mắt. Người lái tàu bay có thị lực giảm, trong lúc làm việc phải đeo kính, vẫn đủ tiêu chuẩn với điều kiện là luôn luôn có kính để đeo và phải có kính dự trữ trong quá trình lái tàu bay.

Phi công nữ không có bất kỳ một bất thường nào về cấu trúc hay chức năng của cơ quan sinh dục ảnh hưởng đến lao động bay và an toàn bay. Khi đã chẩn đoán xác định mang thai, người lái tàu bay sẽ được tạm thời đánh giá là không đủ tiêu chuẩn sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ. Sau khi sinh con 5 tháng có thể xem xét cho bay nếu các chức năng của cơ thể phục hồi bình thường.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.