Quốc hội thảo luận Luật Đầu tư công: Miễn nhiệm nếu đầu tư sai

Quốc hội thảo luận Luật Đầu tư công: Miễn nhiệm nếu đầu tư sai
TP - Ngày 18/11, thảo luận tại tổ về dự án Luật Đầu tư công, đại biểu (ĐB) Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) cho rằng, luật cần quy định rõ chế tài đối với người quyết định chủ trương đầu tư sai, gây lãng phí, thất thoát.

> 'Thị trường bất động sản còn rất khó khăn'
> Thực hư nhà đầu tư ngoại thâu tóm BĐS Việt

ĐB Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) cho rằng, lĩnh vực đầu tư công hiện nay là mảnh đất cho tham nhũng, lãng phí. Rất nhiều dự án đầu tư công vượt trần, lãng phí lớn nhưng không có cá nhân nào phải chịu trách nhiệm. Ông Khiết cho rằng, luật cần xác định rõ chủ đầu tư của các dự án đầu tư công.

dsfdgfgfd
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) cho rằng, luật cần quy định rõ chế tài khi có hành vi vi phạm trong đầu tư công. Ảnh: Minh họa

ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) đề nghị phải quy định rõ về nguyên tắc quản lý tất cả các nguồn vốn từ ngân sách, tức là bất cứ ai sử dụng nguồn vốn đầu tư này thì phải tuân theo Luật Đầu tư công.

Cũng theo ĐB Lịch, đầu tư công thời gian qua có nhiều thất thoát, lãng phí, có người cho rằng QH cũng liên đới trách nhiệm nhưng QH không thể kiểm soát được. “Chúng ta nói quyết định đầu tư sai vậy ai là người chịu trách nhiệm? Ai quyết định cuối cùng, ai cấp ngân sách thì chính người đó phải chịu trách nhiệm. Nhưng với cách hiện nay, có quy trách nhiệm nhưng không thể khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải...” - ông Lịch nói.

ĐB Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) cho rằng, luật cần quy định rõ chế tài khi có hành vi vi phạm trong đầu tư công. Theo đó, luật cần quy định rõ người quyết định chủ trương, người đứng đầu mà đầu tư sai, gây lãng phí, thất thoát thì phải chịu trách nhiệm, có thể bị miễn nhiệm chức vụ.

ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, quy định về giám sát cộng đồng cần cụ thể hơn. Ví như, người dân có ý kiến như thế nào thì phải dừng dự án. Hiện nay, quy định vai trò giám sát của người dân nhưng không rõ ý kiến của người dân được lắng nghe, tiếp thu ra sao.

Đồng tình với bà An, ĐB Trương Trọng Nghĩa cho rằng quy định về giám sát cộng đồng trong đầu tư công là rất cần thiết. Nhưng dự thảo quy định còn chung chung nên không thể áp dụng được vì không biết chủ thể giám sát cộng đồng là ai.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.