Quyết liệt cải cách để phục hồi kinh tế

Doanh nghiệp đang chờ đợi sự cải cách của chính sách của nhà nước. Ảnh: Đại Dương.
Doanh nghiệp đang chờ đợi sự cải cách của chính sách của nhà nước. Ảnh: Đại Dương.
TPO - Phục hồi, rủi ro và cải cách là ba vấn đề được các diễn giả đề cập nhiều nhất tại diễn đàn kinh tế Việt Nam 2014 – vấn đề và giải pháp cho doanh nhiệp diễn ra hôm 21/2, tại TPHCM.

Phục hồi sau “sập hầm lãi suất”

“Mới hôm qua, tôi ngồi với 300 DN ở tỉnh Trà Vinh và được biết các DN chết là vì lãi suất các năm từ 2011-2013. Chết nhiều nhất là DN thu mua nông sản, mua bán kinh doanh thương mại… Các DN này đều chết do lãi suất cao ngất ngưởng”- TS.Trần Du Lịch- Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM kể. Bây giờ, theo ông Lịch, việc điều chỉnh lãi suất gắn với thanh khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM) được xử lý tương đối triển vọng hơn so với trước đây và tin rằng lãi suất mười mấy đến hai mươi mấy phần trăm không còn nữa.

“Chưa bao giờ VN bất ổn kéo dài như vừa qua và trung tâm của bất ổn là bóng ma lạm phát. Lúc nào cũng sợ lạm phát và làm cái gì cũng không dứt khoát, điều đó làm tăng trưởng những năm qua rất thấp” – ông Lịch nói. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, từ 2014 những yếu tố làm cho lạm phát trở lại không có, và chúng ta đã chuyển từ lạm phát bị động sang lạm phát mục tiêu 6 -7%. Hệ thống gây bất ổn lo lắng nhất là NHTM nhưng khả năng đổ vỡ, mất thanh khoản đã xử lý được. Giờ còn cục nợ xấu thì vẫn tiếp tục xử lý nhưng phải từ từ. Ông Lịch khẳng định kinh tế vĩ mô 2014-2015 của VN chắc chắn ổn định và đây là yếu tố tiên quyết để phục hồi.

Theo tiến sỹ TS. Lê Xuân Nghĩa – Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh, các ngành sụp đổ nhanh nhất khi khủng hoảng kinh tế diễn ra thì chính là ngành phục hồi nhanh nhất. Các ngành đang có dầu hiệu phục hồi nhanh nhất, rõ nhất là ngành chế biến, chế tạo hàng tiêu dùng và điện tử, ngành sản xuất vật liệu xây dựng; tiếp đến là ngành viễn thông và dịch vụ.

Gây sức ép để đẩy nhanh cải cách DNNN

Với tư cách là một thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, ông Lê Xuân Nghĩa cho biết trong năm 2014, Chính phủ tập trung quyết liệt vào các nhiệm vụ trọng tâm là giải quyết nợ xấu và phá băng tín dụng, tái cơ cấu DNNN…vốn rất ì ạch trong thời gian qua.

Về xử lý nợ xấu và phá băng tín dụng, ông Nghĩa cho biết tín dụng năm 2013 tăng trưởng 12,4%, nếu trừ đi lạm phát và trừ đi tăng trưởng nhập lãi vào gốc, hoặc tăng trưởng tín dụng ảo… trừ tất cả chỉ còn tăng trưởng ròng,tức theo tín dụng mới thì tăng trưởng rất thấp. Nếu tăng trưởng thấp thì đầu tư của khu vực tư nhân và doanh nghiệp nội địa cũng rất thấp và điều đó cũng tạo ra yếu thế, tức mức độ lan tỏa của đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như đầu tư công vào khu vực tư nhân cũng rất thấp. Đó là lý do phải triệt để xử lý nợ xấu và phá băng tín dụng.

“Đến giờ phút này, Ngân hàng Trung ương và các NHTM đã xử lý được 1/3 nợ xấu”- ông Nghĩa cho biết. Phần còn lại, sắp tới phải xử lý nhanh hơn, hiệu quả hơn và nhất thiết phải tạo ra mối qua hệ lành mạnh và hiệu quả giữa doanh nghiệp và ngân hàng để tận dụng các cơ hội đầu tư mới.

Về tái cấu trúc, tức cổ phần hóa (CPH) DNNN, ông Nghĩa cho rằng vốn liếng tập trung vào DNNN rất lớn nhưng hiệu quả rất thấp. Cải cách DNNN là dấu hiệu để nhà đầu tư nước ngoài đánh giá VN thực sự cải cách, VN thực sự có những tiến bộ về thể chế.

“Chừng nào thực sự cải cách DNNN chứng đó mới thực sự cải cách thể chế kinh tế. vì cải cách DNNN chính là cải cách thể chế kinh tế của VN” – ông Nghĩa nói. Cơ sở pháp lý cho cải cách DNNN gần như đã chuẩn bị đầy đủ, Thủ tướng đã phê chuẩn 100 đề án trong tổng số 101 tập đoàn, tổng công ty. Việc giải quyết vấn đề này đụng đến lợi ích nhóm nên khó nhưng lần này gây áp lực chính trị thực sự và tuyên bố rõ ràng ai không làm, ai cản rở sẽ bị thay thế.

Tuy nhiên, theo ông Nghĩa, quan trọng hơn là lâu nay chúng ta tạo ra nhiều rào cản về kỹ thuật đối với CPH DNNN. Lần này chúng ta cắt bớt những khâu liên quan đến kỹ thuật hỗ trợ CPH để thúc đẩu nhanh hơn tiến trình này. Cụ thể là xử lý tất cả những rào cản về pháp lý và những vấn đề khó về mặt kỹ thuật. Những công ty nhỏ giao cho công ty trong nước thẩm định giá, chúng ta chấp nhận giá họ đưa ra để tham chiếu, không cần phải chính xác, không cần phải đúng và nhất thiết khoa học nhưng nhất thiết phải đẩy được tiến độ CPH. Còn những tập đoàn lớn, nhạy cảm, có sự tham gia của những nhà đầu tư lớn của nước ngoài thì buộc phải làm một cách cẩn trọng để tránh thất thoát lớn tài sản quốc gia. Đồng thời công khai lộ trình CPH, minh bạch từng khâu của quá trình CPH. Chúng ta không gây sức ép thì những người có lợi ích cá nhân ở đó họ sẽ cản trở, mà sự cản trở của họ rất tinh vi đến mức không thể nhận ra được.

Tháo “cột mỡ” trong gói 30.000 tỷ đồng

Về vấn đề phục hồi thị trường bất động sản (BĐS), theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng và NHNN sửa lại thủ tục liên quan đến gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. Cụ thể như có thể thay đổi lại cái tên nhà ở xã hội trở thành nhà ở phổ thông để mở diện người tiêu dùng rộng rãi hơn.

Thứ hai, sửa lại cơ chế xác nhận đã có nhà ở thành cơ chế xác nhận nơi cư trú. Thứ ba, nâng kỳ hạn cho vay lên, có thể 15 năm và giảm lãi suất mạnh hơn. Cho phép vận dụng rất linh hoạt dựa trên giá bán là chính chứ không phải diện tích căn hộ. Không nhất thiết nhà 70 m2 trở xuống mới được vay, nhưng nhất định phải giá thấp. Ngoài ra, còn phải thành lập cơ chế tránh việc gian lận về giá, diện tích. Tất cả những sửa đổi xong và sẽ công bố trong quý I này. Những vấn đề khác liên quan Luật Xây dựng, Luật BĐS cũng đang được chỉnh sửa để trình Quốc hội.

Ông Nghĩa cũng cho biết, gần đây có một cách khác mà NHNN đang tập trung chỉ đạo làm là 4 NHTM nhà nước liên kết với Ngân hàng Xây dựng (VNCB), do VNCB đứng ra làm đầu mối thành lập một gói tín dụng có thể lên tới 70.000 tỷ hoặc tên 100.000 tỷ đồng. Gói này tập trung chủ yếu vào mấy lĩnh vực: Phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng và phát triển nhà ở cho những người có thu nhập trung bình. Nhà ở này không nhất thết phải là căn hộ mới, những ai đang ở trong phố nhà của chật hẹp, muốn chỉnh sửa, đập đi xây lại…đều được hưởng ưu đãi của gói tín dụng này nhằm phục hồi thị trường xây dựng mạnh mẽ hơn, diện rộng hơn chứ không nhất thiết là căn hộ hay chung cư.

Vài ngày trước NHNN đã họp với 5 ngân hàng kể trên và đã chỉ định một đơn vị làm tổ chức mạng lưới cung ứng vật liệu xây dựng toàn quốc là tập đoàn Thiên Thanh. Từ những chính sách vĩ mô đến vi mô, có thể hy vọng thị trường xây dựng có thể phục hồi dần dần và cùng với tiến độ xử lý nợ xấu thì thị trường BĐS sẽ phục hồi.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.