Rau quả Việt Nam: Làm gì để vào được thị trường Mỹ, EU?

Rau quả Việt Nam: Làm gì để vào được thị trường Mỹ, EU?
Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có khoảng 5% lượng rau quả được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Làm thế nào để rau quả nước ta có mặt trong các siêu thị của những thị trường đầy tiềm năng như Mỹ, EU?

Nếu kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 330 triệu USD thì năm 2004 chỉ được trên 200 triệu USD. Có nhiều lý do để lý giải cho việc xuất khẩu rau quả sút giảm là tại Trung Quốc, thị trường chính của rau quả Việt Nam gia nhập WTO và ký hiệp định thương mại tự do với Thái Lan (thuế nhập 0%) khiến hàng của ta không thể cạnh tranh khi thuế suất còn cao. Trong khi các sản phẩm rau quả của ta ở thị trường EU, thị trường Mỹ còn khá mới mẻ.

Có nhiều sản phẩm trái cây, rau xanh của Việt Nam được các thực khách nước ngoài rất thích khi đến Việt Nam nhưng lại không tìm thấy trên thị trường nước ngoài. Lý do duy nhất là rau quả của Việt Nam chưa sạch.

Một nhà khoa học ở Cần Thơ cho biết: “Năm 2004, tại Cần Thơ có 7.400 ha/16.000 ha cây ăn trái bị sâu bệnh khiến một số lượng lớn rau quả không thể xuất khẩu được. Do nhiều nhà vườn đã sử dụng thuốc hóa học để kháng sâu bệnh, vì vậy để lại chất độc hại trên rau quả.

Cũng trong năm 2004, một lô hàng rau ngổ (om) xuất sang Pháp bị phía bạn tẩy chay vì có sâu ở ngọn cây rau. Trước đây, một lô hàng thanh long cũng bị huỷ khi vào Nhật vì có sự xâm nhập của ruồi đục trái.

Cần có Giấy thông hành

Ông Phillipe Serne, ủy viên Phòng Thương mại châu Âu cho biết: “Từ năm 2005, hàng rau quả xuất vào thị trường châu Âu phải truy xuất được nguồn gốc. Khi sử dụng giả sử có sự cố ngộ độc thì buộc nhà xuất khẩu Việt Nam phải giải thích được nguồn gốc của trái cây đó.

Vấn đề là người tiêu dùng châu Âu sẽ chấp nhận rau quả Việt Nam nếu các bạn chứng minh được nó “sạch”, an toàn cho người dùng”. Để thực sự có các sản phẩm rau quả “sạch”, các nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và chủ nhà vườn, trang trại cần liên kết với nhau xây dựng mô hình sản xuất để sản phẩm thô được công nhận tiêu chuẩn xuất khẩu theo quy định của nước nhập khẩu.

Riêng ở châu Âu hiện có tiêu chuẩn EUREPGAP do Hiệp hội các Cty bán lẻ châu Âu sáng lập năm 1997 nhằm công nhận thống nhất chất lượng, độ an toàn của thực phẩm. Nhiều trang trại ở Malaysia, Thái Lan sản xuất theo tiêu chí EUREPGAP nên rau quả của họ đã “lọt” được vào thị trường EU và từ đó dễ dàng tiếp cận với một số thị trường các quốc gia khác.

Anh Thành, một doanh nghiệp ở Q8, TP. Hồ Chí Minh chuyên xuất hàng rau quả vào thị trường Mỹ tâm sự: “Tôi từng bị huỷ một lô hàng do đưa qua “bển” họ phát hiện có ruồi đục trái, ấu trùng sâu trên rau quả. Đau và nhớ đời. Sau này tôi quan hệ thường xuyên với Chi cục Kiểm dịch vùng 2 tại TP. Hồ Chí Minh vừa để hàng xuất đạt chất lượng, sạch và Chi cục còn tư vấn thêm cho mình về vùng nào sản xuất an toàn, nước nhập khẩu họ kỵ nhất loại trái cây có sâu bệnh gì. Nhờ vậy, từ đó hàng rau quả của tôi xuất đi đều êm đẹp cả”.

Những tín hiệu vui

Chúng tôi cũng được biết những ngày đầu năm 2005 này nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia New Zealand nên Chi cục KDTV khu vực 2 đã tổ chức cấp giấy chứng nhận KDTV hàng xuất khẩu qua hệ thống mạng vừa nhanh chóng, chính xác và tiện lợi. 

MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.