Sẽ lên cơn “sốt” giá đường?

Sẽ lên cơn “sốt” giá đường?
TP - Sau Tết Nguyên đán, mặc dù nhu cầu tiêu thụ đường trong nước giảm, nhưng giá đường trên thị trường lại tăng lên đáng kể. Liệu có xảy ra cơn sốt giá đường?
Sẽ lên cơn “sốt” giá đường? ảnh 1

Sẽ lên cơn “sốt” giá đường?

Mấy ngày gần đây, giá đường trên thị trường TPHCM tiếp tục tăng lên đáng kể. Tại các chợ đầu mối, giá đường lên từ 10.500- 11.000 đồng/kg, tăng khoảng 500 đồng/kg.

Trong các siêu thị, giá lên tới mức 11.500 đồng/ kg. Theo bà Phạm Thị Sum- Chủ tịch HĐQT Cty đường Biên Hòa, giá đường trong nước tăng do tác động của giá đường thô trên thị trường thế giới.

Cụ thể, giá đường thế giới ở thời điểm trước Tết Nguyên đán ở mức 390-400 USD/tấn, hiện nay tăng lên 420 USD/ tấn. Nhưng, lý do chính khiến giá đường tăng cao là bởi lượng nguyên liệu mía trong nước khan hiếm.

Ông Lê Thành Đàng-Giám đốc Cty đường Quảng Ngãi cho biết, năm nay tất cả các nhà máy đường trên toàn quốc đều bị thiếu nguyên liệu với mức thiếu trung bình 20%.

Riêng nhà máy đường Quảng Ngãi, thay vì thu mua được 90.000 tấn nguyên liệu như vụ mùa trước, vụ mùa 2005-2006 này chỉ có thể thu mua được trên 60.000 tấn.

Năm nay, nguyên liệu mía của Cty đường Biên Hòa chỉ đủ sản xuất đến tháng 3, thay vì tháng 5 như mọi khi. Các nhà máy đường ở ĐBSCL cũng trong tình trạng sẽ phải kết thúc sớm và các nhà máy này đều khó đạt được sản lượng như kế hoạch đề ra.

“Găm” hàng

Vấn đề khiến nhiều người quan tâm nhất hiện nay là liệu có xảy ra cơn sốt giá đường trong thời gian tới? Theo ông Đàng, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường thế giới, trong khi giá đường thế giới không có dấu hiệu giảm. Bà Sum cho rằng, giá sẽ lên mức cao hơn và có khả năng sẽ sốt giá.

Khác với mọi khi, năm nay hiện tượng “găm” hàng trong kho rất phổ biến. Bà Sum xác nhận: “Các doanh nghiệp sản xuất đường không bán ồ ạt ra thị trường như trước mà bán theo kế hoạch rải đều trong năm để tránh tình trạng lúc thừa, lúc thiếu và cả hai đều ở mức nghiêm trọng”.

Ông Đàng cũng nói: “Sản xuất chỉ trong 6 tháng nhưng nhu cầu tiêu thụ đường thì quanh năm nên chúng tôi phải giữ lại chứ không thể một lúc tung ra hết được”.      

Tuy nhiên, còn một hình thức “găm” hàng khác không chính đáng. Nhằm bình ổn định thị trường trong dịp Tết, đầu tháng 1/2006, Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu đường và Bộ Thương mại đã cho phép 7 doanh nghiệp nhập 40.000 tấn đường trắng (đường tinh luyện) với mức thuế ưu đãi 20% (thay vì 40% như trước).

Tuy nhiên trên thực tế, giá đường vẫn không ngừng biến động. Một chuyên gia trong ngành mía đường cho rằng, sở dĩ như vậy là vì các doanh nghiệp này nhập về nhưng không đưa hết ra thị trường mà vẫn “găm” hàng trong kho chờ thời cơ giá lên cao mới tung ra để kiếm lời lớn.

 “Chính phủ điều tiết tốt, nhưng thiếu sự giám sát nên vẫn không “dập” được cơn sốt…”- Vị chuyên gia này lấy làm tiếc nói. 

MỚI - NÓNG
Thiên tai năm nay xảy ra phức tạp hơn mọi năm
Thiên tai năm nay xảy ra phức tạp hơn mọi năm
TPO - Năm 2024 dự báo sẽ có diễn biến thiên tai phức tạp gồm cả nắng nóng, hạn mặn, dông lốc mưa đá xảy ra hơn mức bình thường vào nửa đầu năm. Còn nửa cuối năm, mưa, bão, lũ, ngập lụt cũng xuất hiện nhiều hơn và tác động nhanh hơn đến nước ta.