Siết quy định cấp phép xuất khẩu, tăng nặng hình phạt với lao động bỏ trốn

Siết quy định cấp phép xuất khẩu, tăng nặng hình phạt với lao động bỏ trốn
TPO - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa công khai dự thảo luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) để lấy ý kiến các chuyên gia, người dân.

Trong dự thảo lần này, Bộ LĐ-TB&XH đã siết chặt các quy định về điều kiện cấp phép cho doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Cụ thể, Bộ đề xuất các doanh nghiệp phải có các điều kiện như: Có vốn điều lệ từ 5 tỉ đồng trở lên, thực hiện ký quỹ 2 tỉ đồng tại ngân hàng thương mại; người đại diện theo pháp luật phải có trình độ từ đại học trở lên và làm việc ít nhất 5 năm trong lĩnh vực hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong vòng 10 năm trước khi đề nghị cấp giấy phép.

Cùng đó, yêu cầu DN phải có nhân viên chuyên trách và tổ chức bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; có cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng kiến thức cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định. Doanh nghiệp được cấp phép không có quá 3 chi nhánh và địa điểm kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định.

Ngoài ra, nhằm ngăn chặn tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài, Bộ LĐ-TB&XH sẽ sửa đổi theo hướng tăng nặng hình phạt đối với người lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc, vi phạm các quy định của luật.

Đáng chú ý, để giải quyết vấn đề việc làm cho lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất xây dựng kế hoạch dự báo nhu cầu tuyển dụng lao động trong nước; kết nối thông tin việc làm cho người lao động khi về nước.

Đồng thời, Bộ đề nghị các doanh nghiệp XKLĐ thành lập bộ phận hỗ trợ thông tin việc làm cho lao động sau khi về nước, cung cấp trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp thông tin về sàn giao dịch việc làm tại các địa phương; xây dựng các chương trình hỗ trợ - kết nối thông tin việc làm cho người lao động khi về nước.

Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất các UBND tỉnh và các Bộ, ban ngành tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người lao động về nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp như hỗ trợ vay vốn kinh doanh, hỗ trợ đào tạo kiến thức khởi nghiệp, hỗ trợ thuế, phí…

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.